Với mục đích giúp người dân tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, máy bán hàng tự động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm, hàng hóa làng nghề truyền thống và nông sản; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Có 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trong đó có một số mục tiêu như sau:

- Doanh số thương mại điện tử (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn; Tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến đạt 55%.
- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; 70% các giao dịch mua hàng trên website thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.
- 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; 90% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông… triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng…
Để đạt được những mục tiêu này, cần nâng cấp website “Bản đồ mua sắm Thành phố Hà Nội”; phát triển logistics điện tử phục vụ hoạt động thương mại điện tử, xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới dịch vụ vận chuyển, hạ tầng logistics…
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thương mại điện tử. Phối hợp Bộ Công Thương (Cục thương mại điện tử và Kinh tế số) tổ chức thường niên Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam và các sự kiện thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố.
Xem chi tiết Kế hoạch 169/KH-UBND tại đây.

Nguồn: VITIC