Theo đó, Luật Doanh nghiệp đã bổ sung thêm một nhóm đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam là: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng thuộc nhóm đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong Luật này, Quốc hội không quy định về hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định việc đăng ký và hoạt động của loại hình này.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng như quy định cũ. Thay vào đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% (quy định cũ là 10%) tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
Một là, xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty.
Hai là, yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội cổ đông.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Xem chi tiết Luật 59/2020/QH14 tại đây.

Nguồn: VITIC