Theo đó, sẽ áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm đối với doanh nghiệp thực hiện:
- Dự án đầu tư mới:
+ Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500 m3/ngày trở lên với khu vực đô thị loại IV trở lên;
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung;
+ Xử lý, cải tạo môi trường ô nhiễm tại các khu vực công cộng;
+ Ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác;
+ Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề;
+ Dịch vụ hỏa táng, điện táng;
+ Giám định thiệt hại môi trường, sức khỏe môi trường;…
- Dự án sản xuất mới hoặc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ:
+ Ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được Nhà nước cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;
+ Các sản phẩm thân thiện với môi trường được gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải rắn của cơ sở xử lý chất thải;
+ Xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh hoạt; than sinh học; năng lượng từ sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác;
+ Máy móc, thiết bị chuyên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; thiết bị quan trắc nước thải và khí thải;…
Ngoài ra, Nghị định này còn đề cập đến thời hạn của giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Nguồn: VITIC/LuatVietnam