Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp Campuchia, Thái Lan đã đưa ra một bộ điều kiện đối với việc nhập khẩu và vận chuyển các sản phẩm sắn khô, sắn tươi, bột sắn và bắt buộc tất cả công ty phải thực hiện. 
Các nhà xuất khẩu sắn đang được yêu cầu đảm bảo giấy phép nhập khẩu từ Bộ nông nghiệp Thái Lan cũng như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 
Các phương tiện vận tải phải được làm sạch trước khi vận chuyển và bất kì sản phẩm nào khác không liên quan đều bị loại bỏ. 
Nếu quan chức hải quan Thái Lan tra ra các nhà xuất khẩu vi phạm bất kì qui định nào trong bộ luật đề ra, hàng hóa sẽ được gửi trở lại, bản thông báo cho biết. 
Hun Lyhoeun, Giám đốc công ty Drycorpkh (Campuchia), một công ty kinh doanh sắn ở quận Battambang, Rattanak Mondol, cho biết các qui tắc mới này là một phần trong chiến lược giảm khối lượng sắn nhập khẩu khi nông dân Thái Lan chuẩn bị đến vụ mùa thu hoạch. 
"Đây chỉ là chiến lược của chính quyền Thái Lan nhằm giảm nhập khẩu sắn vào quốc gia này. Khi nông dân kết thúc việc thu hoạch, họ sẽ nới lỏng những hạn chế này", ông Lyhoeun nhận định. 
Nông dân Campuchia sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi động thái này. 
Sắn tươi hiện được bán với giá 50 - 57,5 USD/tấn, ông Lyhoeun cho biết. 
Một nhà máy chế biến sắn sẽ được đưa vào hoạt động vào tháng tới tại tỉnh Kratie, Campuchia. Nhà máy trị giá 20 triệu USD này là khoản đầu tư của Green Leader có trụ sở tại Hồng Kông và công suất có thể đạt 130 tấn tinh bột mỗi năm. 
Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp, Campuchia đã xuất khẩu 1,08 triệu tấn sắn trong năm 2018. 
Xuất khẩu nông sản sau chế biến sang Thụy Sĩ tăng 18% trong hai tháng đầu nămXuất khẩu nông sản sau chế biến sang Thụy Sĩ tăng 18% trong hai tháng đầu năm Trung Quốc thúc đẩy thu mua nông sản MỹTrung Quốc thúc đẩy thu mua nông sản Mỹ Nông sản ngày càng khó vào EUNông sản ngày càng khó vào EU 
Nguồn: Linh Giang/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng