Động thái này diễn ra gần 1 năm sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đầu tiên, vốn đẩy nhiều công tỷ xử lý rác trên khắp thế giới vào thế khó khi họ bị cắt đường tiếp cận với thị trường tiếp nhận chất thải lớn này.
Lệnh cấm mới sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12 tới, theo đó các loại chất thải nằm trong diện bị cấm lần này có phần cứng, tàu thuyền, phụ tùng ô tô, phế thải thép không gỉ, titan và gỗ.
Theo một nghiên cứu của tờ Science Advances, kể từ năm 1992, 72% lượng chất thải nhựa trên toàn cầu có điểm đến cuối cùng là Trung Quốc và vùng lãnh thổ Hong Kong (Trung Quốc).
Hồi năm ngoái, Trung Quốc nhập hơn một nửa nguyên liệu phế thải từ Mỹ, tuy nhiên, lượng phế liệu này đã giảm theo quy định hạn chế của Bắc Kinh.
Trung Quốc cho biết những thay đổi về chính sách là phù hợp với những nỗ lực mới nhằm bảo vệ môi trường. Đối với các sản phẩm như bìa cáctông và kim loại, Trung Quốc hồi năm ngoái đã đặt ra ngưỡng gây ô nhiễm ở mức rất thấp là 0,5%.
Do vậy, Mỹ và các nhà tái chế khác phải thay đổi công nghệ và lựa chọn kỹ thuật để đáp ứng những tiêu chuẩn mới này.
Theo một nhà nghiên cứu, xuất khẩu nhựa trên thế giới sang Trung Quốc dự báo sẽ giảm từ 7,4 triệu tấn năm 2016 xuống 1,5 triệu tấn năm 2018, trong khi lượng giấy xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ giảm gần 1/4.