Theo đó, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 30/2010/TT-BYT.
Sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng trung bình trong 100ml sữa.
Các vi chất đó là: Canxi là 114 – 150 mg; Sắt là 1,4 – 1,9 mg; Vitamin E là 0,35 – 0,5 mg; Vitamin C là 6,4 – 8,4 mg; Vitamin B3 (Niacin - PP) là 1,0 – 1,4 mg; Kẽm là 1,1 – 1,6 mg; Photspho là 76,0 – 100 mg; Magiê là 10,0 – 14,8 mg;
Ngoài ra còn có thêm: Vitamin D3, Vitamin B6, Vitamin B7, Acid folic, Vitamin A, Vitamin B12, Vitamin K1, Vitamin B1, Đồng, Vitamin B2, I ốt, Selen, Vitamin B5.
Trong đó, riêng vi chất I ốt không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng Vitamin B2, Biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và I ốt có sẵn trong sữa dao động theo mùa vụ.
Thông tư cũng quy định nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương tình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT.
Với những sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các trường mẫu giáo và tiểu học trước ngày 20/01/2020 được sử dụng cho đến hết số lượng theo hợp đồng đã và sẽ ký.
Nhãn sản phẩm sữa đã sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trước ngày 20/01/2020 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/01/2020.
Xem chi tiết Thông tư 31/2019/TT-BYT tại đây.
Nguồn: VITIC