Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn trụ đỡ cho thị trường khá tốt ở thời điểm hiện tại. Các mã như BID, ACB, CTG, VCB, STB, SHB… đều đồng loạt tăng, tuy nhiên, mức tăng không còn quá mạnh như trước. Hiện giờ, BID đang tăng 1,5% lên 45.100 đồng/CP. VCB tăng 1,1% lên 74.600 đồng/CP.

Bên cạnh đó, một số mã vốn hóa lớn khác như VRE, VIC, MSN, BVH… cũng nhích lên trên mốc tham chiếu. BVH tăng 1,9% lên 107.500 đồng/CP. VIC và VRE đều đang tăng 0,6%.
Mặc dù vậy, hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn khác đã sụt giảm và tạo áp lực rất lớn lên thị trường khiến đà tăng của cả hai chỉ số bị rung lắc mạnh. VNM giảm 1% xuống 195.900 đồng/CP. ROS giảm sâu 6,1% xuống 115.300 đồng/CP. VCS giảm 5,1% xuống 121.100 đồng/CP. Nhóm cổ phiếu chứng khoán sau phiên bùng nổ hôm qua thì đến giờ đang điều chỉnh trở lại. VND giảm nhẹ 0,6% xuống 33.800 đồng/CP. SSI giảm 0,7% xuống 44.000 đồng/CP.
Sau khoảng 30 phút giao dịch, Vn-Index tăng 1,14 điểm (0,09%) lên 1.205,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 33,4 triệu cổ phiếu, trị giá 992 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,42 điểm (0,3%) lên 138,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 9,5 triệu cổ phiếu, trị giá 164 tỷ đồng.
Góc nhìn phái sinh: Kháng cự ngắn hạn 1.181 – 1.187 điểm
VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự 1.200 đóng cửa tại 1.204,33 điểm (0,36%) với đóng góp chính của CTG và VIC lần lượt 2,7 điểm và 2,4 điểm. VN30-Index cũng tăng 0,28% tuy nhiên số mã giảm trên thị trường áp đảo do VN-Midcap Index và VN-Smallcap Index sụt giảm.
Mặc dù có sự phân hóa, dòng tiền lại chọn lọc cổ phiếu trong 3 nhóm cổ phiếu triển vọng là ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Phần còn lại của thị trường đều phải chịu áp lực bán giá thấp, đặc biệt là các mã vốn hóa lớn như ROS, NVL, SAB, BVH.
Các HĐTL khá hưng phấn và bật tăng mạnh vào cuối phiên. Ngoại trừ F1809, cả 3 HĐ còn lại đều có mức tăng mạnh hơn chỉ số VN30. HĐ F1804 tăng mạnh nhất 8,3 điểm, rượt đuổi chỉ số cơ sở để bù lại khoảng cách 4,4 điểm ở đầu phiên, kết thúc phiên cao hơn chỉ số VN30 là 04 điểm.
Giao dịch thị trường phái sinh tiếp tục giảm mạnh. Tổng KLGD chỉ đạt hơn 11.000 HĐ, là mức thấp nhất kể từ đầu năm. Thanh khoản thị trường đã giảm đột ngột từ sau khi HĐ F1803 đáo hạn và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.
Chỉ số VN30 vận động giằng co trong phiên và đóng cửa tăng thêm 3,31 điểm lên 1177,68 điểm. Khối lượng giao dịch tăng 7,5% so với phiên trước và tiếp tục vượt khối lượng trung bình 20 phiên.
SSI Retail Research nâng mức hỗ trợ ngày lên mức 1170 điểm và xu hướng tăng của VN30 được duy trì, ngoại trừ giảm xuống dưới mức hỗ trợ này. Trong phiên 09/04 chỉ số VN30 đã có lúc vượt nhẹ lên mức 1181,58 điểm, tuy vậy kháng cự ngắn hạn được giữ nguyên ở mức 1.181 -1.187 điểm.
Sau phiên giao dịch hôm qua, VCBS cho biết chỉ số VN-Index vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng và đã vượt mốc 1.200 điểm với lực cầu tương đối dồi dào và tập trung chính quanh nhóm cổ phiếu đầu ngành dẫn dắt. Trong bối cảnh đại hội cổ đông của các doanh nghiệp niêm yết đang đến gần, nhà đầu tư có thể cân nhắc tận dụng biến động giá ngắn hạn từ tác động của các thông tin mà công ty công bố để phục vụ cho chiến lược giao dịch “lướt sóng” ngắn hạn. Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn được khuyến nghị giải ngân có chọn lọc và cơ cấu lại danh mục nếu cần thiết dựa trên việc đánh giá tính khả thi của các kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Người đồng hành

Nguồn: Vinanet