Ví điện tử của riêng họ được xây dựng xung quanh sự ưa thích của thanh toán của khách hàng.

Sau khi đưa ra ứng dụng Citi Pay trên các thiết bị Android ở Singapore, Citibank lại thêm vào cả Samsung Pay và Apple Pay vào ví điện tử của họ, đáp ứng nhu cầu đang tăng lên đối với sự đa dạng của các lựa chọn thanh toán. Mong muốn có được tính linh hoạt trong thanh toán giao dịch này làm cho các ví điện tử trở thành một nền tảng mạnh mẽ cho các ngân hàng để bảo vệ việc kinh doanh thẻ và thanh toán. 
"Giống như Citi, một số ngân hàng châu Á đang tiến nhanh trong việc phát triển ví điện tử riêng của họ nhằm bắt kịp và cạnh tranh với các đối thủ, trong khi những ngân hàng khác đang tìm cách để làm việc cùng với những nhà cung cấp ví điện tử", theo Varun Mittal, Trưởng bộ phận Công nghệ tài chính fintech ở EY.
 Theo Mittal, chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn chuyển đổi khi các ngân hàng bắt đầu biến đổi thành không chỉ dịch vụ giống như fintech, mà còn là những dịch vụ của cuộc sống tài chính “FinLife”, đặc biệt được thiết kế để khớp với lối sống của khách hàng. Bằng cách đưa cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với lối sống để khuyến khích họ tương tác với ngân hàng thường xuyên hơn, chúng cũng làm giảm rủi ro trong việc xóa bỏ các trung gian tài chính.
Ví dụ như Citi, đào sâu vào thị hiếu thanh toán độc đáo cho từng khách hàng Singapore và xây dựng ví điện tử xung quanh những mối quan tâm then chốt. “Chúng ta đang thấy một xu hướng đang tăng lên của các khách hàng thích sử dụng ví điện tử hơn khi thanh toán không chạm”, theo Vikas Kumar, trưởng bộ phận thẻ và nợ cá nhân tại Citibank Singapore.
Ông cho biết thêm rằng dịch vụ Samsung Pay trong ví di động của họ kết hợp giữa ứng dụng Pay của ngân hàng này với chương trình tích điểm, chiếm hơn 1/3 số điểm hoặc dặm đường hoàn lại.
Cả trên toàn cầu và trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, ví điện tử ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn trên thị trường và lằn ranh giữa ví điện tử và thẻ đang ngày càng mờ nhạt.
Vũ đài về khả năng tương tác
Sự xâm lấn của những đối thủ ví điện tử vào việc kinh doanh thẻ và thanh toán của ngân hàng truyền thống càng làm phức tạp hơn vấn đề của khả năng tương tác, việc mà Mittal nói rằng các ngân hàng đang mong muốn thấy một sân chơi cao cấp hơn.
“Hiện tại, chi phí tương tác đang cao hơn đáng kể đối với các ngân hàng truyền thống hơn so với các đối thủ ví điện tử nhỏ hơn”, ông nói. “Do đó, các ngân hàng đang đặt vấn đề các nhà điều hành nhằm xem xét lại mô hình đáp ứng và đưa ra các yêu cầu tương tự trên bảng để biến nó thành một trò chơi công bằng hơn”.
 Tuy nhiên, đó cũng vẫn là những câu hỏi xung quanh việc ai sẽ nên cung cấp công nghệ mã QR cho các công ty ví điện tử và liệu các công ty này nên trả phí dịch vụ cho cơ sở hạ tầng đang tồn tại của ngân hàng. Mô hình thương mại này cũng tiếp tục đưa ra những sự không chắc chắn, đặc biệt đối với người nào trong số nhà phát hành, nhà cung cấp, nhà phân phối, hay khách hàng cuối cùng, sẽ phải trả phí cho nó.
Một số ngân hàng đang tìm một vị thế chủ động hơn, UOB xây dựng mạng lưới chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt có khả năng tương tác ở Singapore như một phần trong kế hoạch phát triển hệ thống thanh toán điện tử của mình. Ngân hàng này đưa ra hơn 10.000 cổng thanh toán không chạm thống nhất, chấp nhận nhiều hình thức thanh toán không tiền mặt khác nhau, bao gồm cho cả vận chuyển.

Thẻ chuyên dụng của UOB dành cho hành khách di chuyển bằng Metro

Jacquelyn Tan, giám đốc dịch vụ tài chính cá nhân tại Singapore của UOB, nói rằng phần lớn cư dân Singapore phụ thuộc vào giao thông công cộng để đi lại hằng ngày, điều này thuyết phục các ngân hàng tìm cách ký kết với Cơ quan Giao thông Đường bộ, TransitLink, và Mastercard để đưa ra thanh toán thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ không chạm cho các chuyến đi công cộng ở Singapore. Nỗ lực của ngành trong việc chuyển dịch qua thanh toán kỹ thuật số thống nhất cũng hỗ trợ nhiều hơn cho tăng trưởng của các giao dịch như vậy trên các thiết bị di động. 
“Khi ngành cùng nhau làm việc theo các tiêu chuẩn thanh toán điện tử, như SGQR, quá trình thanh toán kỹ thuật số sẽ trở nên thông suốt các hoạt động điện thoại di động khác nhau và ứng dụng thanh toán”, theo Tan. “Điều này nghĩa là người tiêu dùng có thể kỳ vọng cùng 1 trải nghiệm đơn giản, an toàn và tương tự nhau khi thực hiện giao dịch thanh toán điện tử - bất chấp họ đang ở đâu hay chọn dịch vụ thanh toán điện tử nào”. 
Những lời đề nghị có mục tiêu, chuyên biệt
Áp lực cạnh tranh từ các công ty ví điện tử đến từ đỉnh của đối thủ sôi nổi trong thị trường thẻ truyền thống, nơi Mittal nhận ra rằng đang ngày càng đông đúc. Khách hàng liên tục bị dội bom với các quảng cáo và lời đề nghị trên mạng xã hội và những nền tảng kỹ thuật số khác, điều này ép các ngân hàng phải đi đến các dịch vụ y chang nhau. “Trong môi trường thế này, thậm chí những đối thủ nhỏ cũng có thể cạnh tranh, do đó các ngân hàng châu Á cần phải tìm kiếm các cách mới và sáng tạo để đứng ra khỏi đám đông”, theo Mittal. 
Xây dựng các nguồn thu khác thông qua các đề nghị có mục tiêu và được thiết kế đặc biệt theo nhu cầu lối sống đặc biệt sẽ là then chốt. Ví dụ, thiết kế thẻ chuyên biệt cung cấp lời đề nghị đặc biệt tốt xung quanh các nhà cung cấp giao thông và viễn thông có thể giúp tiếp cận các nhóm khách hàng mục tiêu. 
Kumar cho rằng một cách tiếp cận cấu trúc mở giúp thúc đẩy nỗ lực mua lại kỹ thuật số của Citi thậm chí trong bối cảnh thừa thãi những lời đề nghị thẻ. Thông qua việc tích hợp API, khách hàng có thể nạp tiền vào thẻ tín dụng Citi trực tiếp trên SingSaver, MoneySmart, và BankBazaar cũng như nhận được sự chấp thuận theo nguyên tắc nhanh chóng. Ngân hàng này ước tính những hợp tác và cộng tác với các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Lazada hiện nay chiếm hơn một nửa lượng đăng ký thẻ kỹ thuật số.
ứng dụng UOB Mighty tích hợp nhiều hình thức thanh toán
Trong khi đó, UOB lại thấy rằng phần lớn người tiêu dùng không thích dùng bộ nhớ điện thoại của họ để dùng quá nhiều ứng dụng. Ý tưởng này hình thành nên nền tảng của ứng dụng ngân hàng của họ UOB Mighty, tìm cách tích hợp tất cả các khoản thanh toán kỹ thuật số trong 1 ứng dụng duy nhất. 
“Khách hàng không cần phải chuyển qua lại giữa các ứng dụng để gửi tiền cho bạn bè và gia đình thông qua PayNow, quét và trả với NETS QR Code, hoặc chạm điện thoại của họ vào cổng thanh toán không chạm để thanh toán. Họ có thể làm tất cả việc này dễ dàng từ màn hình chính trên ứng dụng của chúng tôi”, theo Tan. 
Tiếp cận lối sống
UOB cũng xây dựng dữ liệu để hướng dẫn nỗ lực kỹ thuật số của họ để làm sâu hơn cam kết của khách hàng. Nhận thấy sự thay đổi qua những lựa chọn trực tuyến trong cách mọi người lên kế hoạch và đặt chuyến đi, ngân hàng này tạo ra một thị trường trực tuyến định hướng du lịch gọi là The Travel Insider vào tháng 3. Sáng kiến này, theo UOB là đầu tiên ở châu Á, hỗ trợ khách hàng khi họ tìm kiếm, lên kế hoạch và đặt lịch trình kỳ nghỉ.
 Tan nói rằng thành viên thẻ UOB chi nhiều hơn 20% trong năm 2017 so với năm trước đối với các khoản chi tiêu trực tuyến liên quan đến du lịch, bao gồm thương mại điện tử chi trên hàng không, du thuyền, đại lý du lịch trực tuyến, khách sạn, gói du lịch, và gói mặt đất. 
Tuy nhiên, trong khi mọi người đang sử dụng những nguồn lực du lịch nhiều hơn, trải nghiệm nghiên cứu và đặt những mức giá tốt nhất sẽ vẫn tốn thời gian và khá buồn tẻ thì nay họ không còn phải tìm kiếm thông qua các trang web trực tuyến khác để nghiên cứu và tổng hợp một lịch trình du lịch và những mức giá tốt cho chuyến du lịch của họ.
Travel Insider cùng với thẻ KrisFlyer của UOB trở thành cặp đôi hoàn hảo cho các khách hàng hay đi du lịch
Ngân hàng hợp tác với một dải rộng các đối tác để làm ra The Travel Insider, hiện đang đưa ra 350 lời đề nghị hấp dẫn dành riêng cho thành viên thẻ UOB, bao gồm British Airways, Cathay Pacific, Club Med, Contiki, Emirates và Insight Vacations. UOB dùng API cho cả nền tảng du lịch trực tuyến Agoda và Expedia để lựa chọn thỏa thuận tốt nhất từ hơn 1 triệu khách sạn và chuyến bay đặc biệt theo sở thích của khách hàng.
 Những mối lo từ an ninh mạng
Khi khách hàng bắt đầu yêu cầu truy cập di động nhiều hơn đến dịch vụ thanh toán và thẻ từ điện thoại và các thiết bị, ngân hàng dễ bị tổn thương hơn đối với các đe dọa đến từ an ninh mạng vốn dĩ sẵn có trên các thiết bị và có thể vô ý tải về khi người dùng sử dụng những ứng dụng khác và các trang web bên ngoài kiểm soát trực tiếp của ngân hàng.
Nguy cơ an ninh thẻ tín dụng đến từ các vụ tấn công đánh cắp thông tin (phising attack)
“Cùng một lúc, rủi ro từ những vụ tấn công cắp thông tin cũng tăng lên đáng kể khi nhiều công nghệ phức tạp hơn khiến việc lặp lại những cuộc tấn công này dễ dàng hơn”, ông nói. 
Điều này dẫn đến việc các ngân hàng châu Á làm việc với các công ty an ninh mạng và công nghệ để phát triển phần mềm và hệ thống sau cuối tăng cường an ninh bất chấp thiết bị mà từ đó sản phẩm hay dịch vụ của ngân hàng được truy cập. 
Xem thêmcac ngan hang chau a chong choi ra sao voi su bung no cua vi dien tuVí điện tử VIMO lo ngại 'thanh toán chui'cac ngan hang chau a chong choi ra sao voi su bung no cua vi dien tuVí điện tử và giới trẻ thạo công nghệ - đòn bẩy của thương mại điện tử Việt Namcac ngan hang chau a chong choi ra sao voi su bung no cua vi dien tuVàng ảo đang làm thay đổi hoàn toàn hoạt động kinh doanh truyền thống tại Ấn Độcac ngan hang chau a chong choi ra sao voi su bung no cua vi dien tuCuộc chiến ví điện tử ở Đông Nam Á
Nguồn: Thành Nguyên/Theo Kinh tế & Tiêu dùng