Cụ thể, tuần cuối cùng của tháng 4, giá phân DAP trung bình là 629 USD/tấn, MAP 703 USD/tấn và kali 433 USD/tấn, tăng khoảng 1% so với một tháng rước đó. Gía urea ở mức 513 USD USD/tấn và 10-34-0, ở mức 613 USD USD/tấn, đều tăng 2%. Giá bán lẻ trung bình của UAN28 tăng 3% lên 350 USD USD/tấn, trong khi loại Anhydrous và UAN32 đều tăng 4%, lần lượt ở mức 710 USD USD/tấn và 391 USD USD/tấn.
Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giá Kali hiện nay đắt hơn 17%, 10-34-0 cao hơn 31%, urea đắt hơn 33%, UAN32 cao hơn 40%, anhydrous đắt hơn 44%, UAN28 cao hơn 48%, DAP đắt hơn 52% và MAP cao hơn 62%.
Trước đó, quý I/2021, chỉ số giá phân bón quốc tế đã tăng 24%, dẫn đầu là phosphate và urea do nhu cầu mạnh và chi phí nguyên liệu tăng; kali tăng giá ít hơn do nguồn cung dồi dào. Do giá liên tục tăng nhanh trong nhiều tháng qua, hiện giá bán lẻ tất cả các loại phân bón đều cao hơn so với một năm trước.
Giá DAP (diammonium phosphate) tăng hơn 34% trong quý I, trong khi TSP (triple superphosphate) tăng 38%. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nguồn cung vẫn còn nhiều thời điểm bị gián đoạn. Giá urea và DAP đã tăng gần 30% trong quý 1/2021 do nhu cầu mạnh mẽ trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ vì đại dịch cản trở hoạt động của các nhà máy cũng như vận chuyển, trong khi chi phí đầu vào tăng.
Những thị trường có nhu cầu phân bón tăng mạnh nhất là những nền kinh tế có ngành nông nghiệp lớn nhất thế giới, như Châu Âu, Mỹ, Brazil và một số nước Châu Á.
“Kinh tế thế giới hồi phục kéo nhu cầu sản phẩm cây trồng tăng ở hầu hết các khu vực, khiến người trồng trọng không chỉ mở rộng diện tích cây trồng mà còn tăng cường đầu tư chăm sóc cây, khiến nhu cầu phân bón tăng theo”, hãng Mosaic cho biết.
Ngoài ra, giá năng lượng và cước phí vận chuyển đều tăng; giá các nguyên liệu sản xuất phân bón như amoniac và lưu huỳnh tăng… cũng góp phần đẩy giá phân bón lên mức cao kỷ lục. Do dịch Covid-19 khiến giá cước vận tải, container rỗng bị thiếu trầm trọng đẩy giá cước vận tải biển tăng mạnh, nhiều tuyến đường biển tăng trên 100% cũng là một nguyên nhân khiến giá phân bón toàn cầu tăng.
Giá các nguyên liệu dầu khí, hóa chất, đầu vào của ngành sản xuất phân bón trên thế giới đều tăng 30 - 40% thời gian qua nên tác động trực tiếp tới mặt hàng ure, DAP, SA,lưu huỳnh,...Trong đó, giá khí đốt từ đầu năm 2021 đến nay tăng cao do thời tiết lạnh bất thường, đẩy gí khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á, Châu Âu và Tây nước Mỹ đều cao kỷ lục.
Trung Quốc, thị trường sản xuất và tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới thời gian gần đây gặp khủng hoảng về than đá và khí đốt đã ảnh hưởng gián tiếp tới ngành sản xuất phân bón làm nguồn cung giảm. Giá than antraxit và bitum, những nguyên liệu chính cho sản xuất urea ở Trung Quốc, gần đây đều tăng mạnh. Hiện, Chính phủ Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu phân bón để ưu tiên mùa vụ trong nước nên nguồn cung phân bón thế giới bị thiếu hụt.
Các chương trình kích thích kinh tế của Chính phủ chống Covid-19 cũng là một yếu tố đẩy giá phân bón tăng.
Đáng chú ý, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc đang tăng rất nhanh do nước này khôi phục đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi cũng khiến nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng vọt.
Về nguồn cung phân bón, thuế mà Mỹ áp dụng đối với phân bón nhập khẩu từ Maroc và Nga đã khiến dòng chảy thương mại và nhập khẩu phân bón bị gián đoạn.
Giá phân bón quốc tế một năm qua (ĐVT: USD/tấn) 

Nguồn: VITIC / dtnpf, WB