Trong bối cảnh tăng trưởng toàn nền kinh tế đang đạt mức khả quan, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cải thiện, cộng với lực lượng lao đông trẻ dồi dào, Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm sản xuất mới của châu Á. Rất nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn trên thế giới đã đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tiến hành cho thiết lập hàng loạt cơ sở kinh doanh sản xuất tại đây
Ngành sản xuất cơ khí nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, song không thể phủ nhận rằng vẫn còn tồn đọng nhiều khó khăn, bất cập mà toàn ngành cần phải đối mợt, điển hình là nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp quốc tế. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phần lớn máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong các DN, cơ sở sản xuất là các thiết bị lẻ, thiếu đồng bộ và không được thường xuyên chuyển giao công nghệ mới. Do đó, để giữ vững năng lực cạnh tranh và để nâng cao chất lượng sản phẩm, hơn bao giờ hết, các DN cần phải chủ động tái cơ cấu mọi mặt, trong đó đầu tư đổi mới máy móc công nghệ là một điều thiết yếu.
Theo ông BT Tee, Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với các DN nước bởi chi phí sản xuất thấp, giá thuê nhân công cạnh tranh mà trình độ lao động khá, lại cần cù, chịu khó học hỏi. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra hạn chế của lao động Việt Nam còn kém trong giao tiếp do trình độ tiếng Anh còn thấp.
Ông cũng đánh giá mặc dù quy mô công nghiệp ở phía Nam cao gấp đôi so với miền Bắc, tuy nhiên, TPHCM lại tập trung các ngành công nghiệp truyền thống có tốc độ tăng trưởng chậm, còn Hà Nội lại tập trung vào các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin… có mức độ tăng trưởng cao gấp đôi so với TPHCM, mặc dù quy mô chỉ bằng một nửa. Cho thấy được hiệu quả cao trong đầu tư.
Chuỗi triển lãm MTA – Triển lãm quốc tế về máy công cụ, cơ khí chính xác và gia công kim loại đã chính thức khởi động và sẽ được diễn ra tại Hà Nội từ 11-13/10/2017 với tên gọi MTA HANOI2017.
“Trải qua hơn một thập kỷ đồng hành cùng ngành công nghiệp sản xuất cơ khí tại Việt Nam, chúng tôi nhận ra rằng lãnh thổ Việt Nam là quá dài và rộng và chỉ với một sự kiện đơn lẻ như MTA VIETNAM thì sẽ không thể nào phục vụ và đáp ứng đủ tất cả các nhu cầu trên khắp cả nước. Và mặc dù thị trường ngành cơ khí khu vực phía Bắc còn hạn chế, với quy mô chỉ bằng một nửa so với khu vực phía Nam, tuy nhiên đây lại là một thị trường mở và rất giàu tiềm năng phát triển. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi mở rộng chuỗi triển lãm MTA đến với Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung”. - ông BT Tee nói.
Nguồn: Nguyễn Long/Diễn đàn Doanh nghiệp