Vượt kế hoạch năm 2018

Theo ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh (Agteck) - hoạt động kinh doanh, xuất khẩu dệt may của các DN trong năm 2018 rất tích cực. Ở thời điểm hiện tại, các DN đang gấp rút hoàn thành những đơn hàng đã ký để kịp thời giao cho đối tác. Đây là tín hiệu vui, cho thấy họ đã thích ứng tốt với sự biến động của kinh tế thị trường cũng như hướng tới phát triển bền vững ngành này.

Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Sợi Thế Kỷ (STK) - ông Đặng Triệu Hòa - cho biết, nhờ nỗ lực không ngừng phát triển khách hàng mới và thị trường mới nên trong 9 tháng năm 2018, thị trường nội địa của công ty tăng trưởng khoảng 13%; doanh thu xuất khẩu có thể chiếm khoảng 58-60% trong tổng doanh thu của công ty, cao hơn mức 56% của năm 2017 (cả năm 2018, STK dự kiến doanh thu bán hàng đạt khoảng 2.354 tỷ đồng). "Thị trường chuyển biến tích cực cùng với xu hướng sử dụng sợi tái chế (recycled yarn) ngày càng tăng của các nhãn hàng thời trang lớn đã đem lại cho STK lượng đặt hàng bùng nổ trong quý III và IV/2018" - ông Đặng Triệu Hòa chia sẻ. Đại diện Tổng công ty May 28 cũng cho biết, doanh thu cả năm 2018 dự kiến đạt 110% so với kế hoạch năm và tăng 120% so với thực hiện cùng kỳ 2017.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2018 của ngành dệt may thu về 25,17 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ, riêng tháng 10/2018 đạt 2,73 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng 9/2018.

Mỹ tiếp tục dẫn đầu kim ngạch là thị trường chủ lực chiếm 45,47% tỷ trọng đạt 11,4 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ, riêng tháng 10/2018 đạt 1,1 tỷ USD, giảm 6,82% so với tháng 9/2018 nhưng tăng 18,41% so với tháng  10/2017.

Thị trường được xuất nhiều đứng thứ hai là các nước EU, chiếm 13,31% tỷ trọng đạt 3,35 tỷ USD, tăng 11,05%  riêng tháng 10/2018 đạt 320,5 triệu USD, giảm 0,07% so với tháng 9/2018 nhưng tăng 10,1% so với tháng 10/2017.

Ngoài hai thị trường chủ lực kể trên, hàng dệt may của Việt Nam được xuất sang các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á….

Đặc biệt, thời gian này xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh sang thị trường Bờ Biển Ngà, tuy chỉ đạt 4,6 triệu USD nhưng tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 112,82%) so với cùng kỳ. Ngoài ra, xuất sang thị trường Hungary và Senegal cũng tăng mạnh đều tăng trên 80% đạt lần lượt 3,06 triệu USD và 2,71 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu dệt may 10 tháng năm 2018

Thị trường

T10/2018 (USD)

+/- so với T9/2018 (%)*

10T/2018 (USD)

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Hoa Kỳ

1.134.178.021

-6,82

11.447.712.581

12,2

Nhật Bản

338.074.473

4,13

3.132.030.491

24,55

Hàn Quốc

427.212.691

9,1

2.780.698.221

24,34

Trung Quốc

152.447.397

27,1

1.228.089.337

39,58

Đức

53.659.228

-1,83

639.220.628

8,03

Anh

56.548.524

-10,61

635.492.828

8,08

Canada

50.240.583

-1,34

541.207.583

20,73

Pháp

55.213.935

-17,2

503.197.964

16,8

Hà Lan

47.920.276

20,25

494.147.259

3,7

Campuchia

44.691.481

2,37

398.131.459

42,17

Tây Ban Nha

34.698.460

-15,36

387.563.073

7,56

Hồng Kông (Trung Quốc)

25.165.291

8,31

222.026.983

26,66

Italy

28.090.426

77,47

219.135.873

17,33

Bỉ

20.759.490

32,36

204.814.334

14,86

Đài Loan

28.850.302

30,23

197.425.472

9,1

Australia

21.024.489

15,03

177.667.843

27,3

Indonesia

19.942.829

34,38

156.543.494

38,26

Nga

17.633.778

-6,19

147.568.458

0,58

Thái Lan

16.330.945

33,12

127.912.847

50,73

Chile

14.936.780

30,21

107.032.928

44,94

Philippines

10.363.911

9,75

88.885.030

18,23

Singapore

9.793.416

40,73

87.877.614

28,51

Malaysia

9.759.264

49,17

86.552.997

16,09

Mexico

9.276.487

-5,05

82.154.990

13,94

Đan Mạch

7.989.946

11,49

79.311.784

32,63

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

6.396.535

-19,43

73.351.949

0,37

Thụy Điển

5.293.233

-24,31

70.178.797

22,53

Ấn Độ

6.120.578

-14,7

51.519.342

10,87

Ba Lan

4.438.554

7,85

48.055.136

42,91

Bangladesh

6.770.989

47,45

47.368.580

0,83

Brazil

3.472.425

-24,99

44.061.986

11,52

Thổ Nhĩ Kỳ

3.591.074

28,4

39.598.559

20,41

Áo

3.801.997

29

37.482.523

22,99

Ả Rập Xê Út

2.853.127

-22,12

37.333.669

0,16

Nam Phi

1.928.098

18,54

21.844.179

7,36

Myanmar

2.960.350

71,06

21.319.523

58,61

Achentina

2.386.842

-10,92

21.022.471

-8,35

Na Uy

1.293.580

-13,72

20.261.491

19,71

Angola

2.729.573

-3,97

18.521.207

36,64

Israel

1.367.551

17,64

18.045.829

22,04

New Zealand

1.521.954

-23,01

17.248.219

21,37

Panama

1.631.215

2,42

16.669.221

26,45

Phần Lan

771.008

-12,01

12.918.164

91,74

Séc

883.774

1,03

10.449.691

47,62

Thụy Sỹ

753.084

-19,82

9.315.662

5,68

Nigeria

1.523.129

-12,24

8.490.657

9,41

Hy Lạp

347.586

-36,65

6.854.597

-19,14

Ghana

 

 

6.273.023

-1,65

Ai Cập

478.866

-34,22

5.677.207

36,21

Lào

445.991

-5,57

4.970.292

-1,46

Bờ Biển Ngà

4.617.117

 

4.620.251

112,82

Ukraine

482.000

39,4

3.501.990

12,15

Hungary

25.432

-85,45

3.067.590

86,15

Senegal

2.496.480

3,337,02

2.714.926

85,69

Slovakia

67.339

-13,49

829.195

-46,68

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh

Đánh giá lạc quan về triển vọng của ngành dệt may trong năm 2019, ông Phạm Xuân Hồng cho biết, đến thời điểm này nhiều DN trong ngành đã đàm phán, ký kết xong hợp đồng cho những tháng đầu tiên của năm 2019.

Ông Đặng Triệu Hòa cho rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói chung và của STK nói riêng trong năm 2019 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vì Việt Nam đang trở thành trung tâm xuất khẩu dệt may của thế giới. Các thương hiệu lớn đang đổ đơn hàng về Việt Nam nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan mà Việt Nam đang và sẽ được hưởng theo các hiệp định thương mại. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hấp dẫn hơn đối với các khách hàng nhờ năng lực cạnh tranh (về chất lượng, giá cả, dịch vụ) đang cải thiện so với Trung Quốc và tiềm năng hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên.

Ông Nguyễn Văn Cần - Đại diện Tổng công ty May 28 - chia sẻ, lượng đơn hàng của nhiều đơn vị, công ty con của May 28 đã đàm phán và ký xong đơn hàng cho 6 tháng đầu năm, thậm chí cả năm 2019.

Bên cạnh tín hiệu lạc quan từ thị trường, các DN trong ngành cũng đã có những chiến lược riêng để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cũng như doanh thu nội địa trong 2019. Ông Phạm Văn Trình - Tổng giám đốc Tổng công ty Phong Phú - cho biết, công ty vừa đầu tư hàng tỷ đồng để mở hai phòng trưng bày rộng hơn 1.200 m2 để giới thiệu các sản phẩm khăn bông và các sản phẩm jeans cao cấp (quần áo, vải denim và denim dệt kim). Còn với STK, ông Đặng Triệu Hòa cũng cho hay, dự kiến sẽ bán nhiều hơn ở thị trường nội địa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam.

Các thương hiệu lớn của dệt may thế giới đang đổ đơn hàng về Việt Nam nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan mà Việt Nam đang và sẽ được hưởng theo các hiệp định thương mại tự do.

Nguồn: VITIC tổng hợp/Báo Công Thương

 

Nguồn: Vinanet