Cụ thể, hệ 22,4 kWp lắp đặt trên nóc toà nhà Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công Thương, số 23 Ngô Quyền. Dự án được đưa vào hoạt động tháng 1/2015. Dự án do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ, công ty TRAMA của Tây Ban Nha làm tổng thầu EPC phối hợp với Tổng Cục Năng lượng thực hiện. Dự án có tổng sản lượng điện ước tính khoảng 24.000 kWh/năm, được theo dõi từ xa qua hệ thống truyền dữ liệu sử dụng sóng 3G.
Hệ 5kWp lắp đặt tại Viện Khoa học Năng Lượng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, Số 18 Hoàng Quốc Việt. Hệ được xây dựng năm 2010.
Hệ 12kWp lắp đặt tại tòa nhà Bộ Công Thương, số 54 Hai Bà Trưng. Hệ hoạt động từ ngày 19/11/2010. Hệ thống pin năng lượng mặt trời nối lưới này có tổng diện tích các tấm pin mặt trời 100 m2, có thể sản xuất được sản lượng khoảng 18.000 kWh/năm. Dự án do công ty Altus, tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức - GTZ và Trung tâm Năng lượng mới Đại học Bách Khoa Hà Nội kết hợp triển khai. Tuy nhiên, đến nay hệ thống pin mặt trời này đã ngừng hoạt động, nguyên nhân là do không có nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị thay thế, cũng như chi phí để duy trì quá trình vận hành bảo dưỡng hệ thống.
Hệ 150kWp lắp đặt tại Trung Tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Hệ được đưa vào sử dụng từ 2008. Hệ thống này cũng được nối lưới và cung cấp điện năng cho trung tâm và tới nay vẫn hoạt động tốt.
Dự án Điện mặt trời tại tòa nhà Xanh, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, công suất lắp đặt 72 kW do UNDP làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố có một vài hệ điện mặt trời độc lập phục vụ mục đích đào tạo, nghiên cứu, trình diễn công nghệ không có ý nghĩa gì về mặt sản xuất năng lượng, công suất nhỏ (300-500Wp) lắp đặt tại Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), số 6 Phố Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa và tại Trung Tâm nghiên cứu năng lượng mới, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng.
Theo Sở Công Thương TP. Hà Nội, việc sử dụng điện mặt trời được ứng dụng chủ yếu trên địa bàn Thành phố là thiết bị bình nước nóng mặt trời. Công nghệ và thiết bị đun nước nóng mặt trời trong những năm gầy đây, đã có sự phát triển rất nhanh, Hà Nội trở thành 1 trong 2 thị trường lớn nhất cả nước về bình nước nóng mặt trời.
Từ 2011 tới nay, Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà Nội thường xuyên phối hợp với các nhà sản xuất thiết bị bình nước nóng mặt trời như: Sơn Hà, Tân Á Đại Thành, Toàn Mỹ… tiến hành công tác vận động, hỗ trợ mỗi hộ 1 triệu đồng đối với mỗi bình có dung tích từ 200 lít trở lên khi lắp đặt bình nước nóng mặt trời.
Thêm vào đó, Sở Công Thương TP. Hà Nội còn phối hợp với các tổ chức Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) - GEF/SGP thực hiện dự án “Tăng cường sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời” trong cộng đồng đô thị Hà Nội, giai đoạn 2010 tới 2012, và đã lắp đặt được thêm hơn 200 bộ bình nước nóng mặt trời tập trung chủ yếu tại các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông.
Theo nhận định của Sở Công Thương TP. Hà Nội, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức về tổng số lượng bình nước nóng mặt trời đã được lắp đặt trên toàn thành phố, nhưng cũng có thể nhận thấy rằng số lượng này là khá lớn. Theo thống kê của Công ty Sơn Hà, đơn vị có thị phần lớn nhất trong việc cung cấp bình nước nóng mặt trời tại Hà Nội, trong 3 năm từ 2008 đến 2010, Công ty đã lắp đặt khoảng 15.000 bình nước nóng mặt trời.
Nguồn: Tạp chí Năng lượng Việt Nam