Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau báo cáo từ Mỹ cho thấy tồn trữ dầu của nước này tuần qua tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 4/2020 giảm 0,4 USD xuống 46,78 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 5/2020 cũng giảm 0,73 USD xuống 51,13 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 28/2 lượng dự trữ dầu của Mỹ đã tăng 800.000 thùng so với tuần trước đó lên 444,1 triệu thùng, nhưng vẫn giảm khoảng 4% so với mức trung bình cùng kỳ 5 năm trước.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh cho biết thị trường đang đối mặt với dư thừa.
Saudi Arabia và các thành viên OPEC khác đang thuyết phục Nga tham gia cắt giảm sản lượng dầu nhiều hơn nữa để hỗ trợ giá. OPEC muốn cả khối cùng Nga và một số đồng minh khác cắt giảm ít nhất 1 triệu thùng dầu nữa mỗi ngày khỏi thị trường. Nga, quốc gia không phải thành viên OPEC được biết vì sẽ đưa ra thỏa thuận như vậy cho đến phút cuối.
Goldman Sachs một lần nữa cắt giảm dự báo giá dầu Brent trong tháng 4/2020 xuống 45 USD/thùng, nhưng dự đoán dầu Brent dần phục hồi lên 60 USD/thùng vào cuối năm nay.
Ngân hàng này cho biết "trong khi OPEC cắt giảm sản lượng sẽ giúp nhu cầu dầu và tồn kho cân bằng vào cuối năm nay, họ không thể ngăn chặn lượng dầu tồn kho tích lũy ngày một nhiều".
Trước đó, ngày 3/3 ngân hàng Morgan Stanley đã cắt giảm dự báo giá dầu Brent trong quý II/2020 xuống còn 55 USD/thùng và giá dầu WTI xuống 50 USD/thùng với nhận định rằng tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2020 của Trung Quốc sẽ gần bằng 0 và nhu cầu ở các khu vực khác có thể cũng suy yếu do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng ít thay đổi trong phiên vừa qua. Cụ thể, vàng giao ngay không đổi ở mức 1.639,43 USD/ounce; vàng giao sau giảm nhẹ 0,1% xuống 1.643 USD/ounce.
Yếu tố hạn chế đà đi lên của vàng trong phiên vừa qua là việc đồng USD mạnh lên. Chỉ số đồng USD, thước đo “sức khỏe” của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 0,18% lên 97,33 sau khi đã giảm xuống mức thấp nhất của hai tháng trong phiên trước đó.
Nhà giao dịch cấp cao tại công ty môi giới đầu tư U.S. Global Investors, Michael Matousek, cho biết sự “trầm lắng” của thị trường vàng trong phiên này có thể là do nhiều nhà đầu tư đang tập trung vào thị trường chứng khoán Mỹ. Ngoài ra, giá vàng cũng cần thời gian để xem xét tác động của quyết định cắt giảm lãi suất của Fed.
Commerzbank nhận định các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ hành động theo Fed và cũng nới lỏng chính sách tiền tệ của họ trong tương lai gần. Khi đó, giá vàng sẽ tăng cao hơn trong ngắn hạn nhờ vào các biện pháp nới lỏng mới của nhiều ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo “Sách màu be” của Fed. Giới đầu tư kỳ vọng báo cáo này sẽ đưa ra bức tranh tổng thể đầu tiên từ góc nhìn của ngân hàng trung ương này về mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim phiên vừa qua giảm 0,2% xuống 873,17 USD/ounce, giá bạc tăng 0,2% lên 17,21 USD/ounce, giá palađi tăng 1,3% lên 2.533,52 USD/ounce
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng khi các nhà đầu tư tin rằng việc ngân hàng trung ương Mỹ cắt giảm lãi suất sẽ kéo theo nới lỏng các điều kiện thanh khoản, mặc dù vẫn tiếp tục lo lắng về nhu cầu tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc.
Trên sàn giao dịch kim loại Lodon, giá đồng tăng 0,3% lên 5.684 USD/tấn. Tồn kho đồng tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải ở mức 310.760 tấn, hơn gấp đôi mức giá vào giữa tháng 1.
Các thị trường kim loại đang theo dõi dự trữ tăng tại Trung Quốc để có manh mối cho hoạt động sản xuất và xây dựng. Nếu hoạt động đang tăng thì hàng tồn kho sẽ ngừng tăng và dần bắt đầu giảm.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 3 liên tiếp do nhà đầu tư lạc quan rằng ngân hàng trung ương nước này sẽ gia tăng kích thích kinh tế nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế từ sự bùng phát của virus corona.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên lúc đóng cửa tăng 0,9% lên 660 CNY (95,13 USD)/tấn, sau khi giảm 2,3% lúc buổi sáng cùng ngày. Giá quặng sắt tại Singapore tăng 2,6%. Giá thép thanh tại Thượng Hải tăng 1,2%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,5%.
Vào đầu phiên giao dịch vừa qua, quặng sắt Đại Liên đã giảm do tồn kho thép đang tăng ổn định tại Trung Quốc, làm tăng nghi ngờ về sự phục hồi nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép thô.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc giữ chi phí vay trong ngắn hạn ổn định bất chấp Cục dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất khẩn cấp, nhưng các thị trường kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ dần thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế nước này.
Bắc Kinh đã đưa ra các chính sách hỗ trợ thuế và tài chính cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi dịch bệnh, nhưng số liệu hoạt động sản xuất phát hành trong những ngày gần đây cho thấy tính cấp thiết của các biện pháp kích thích bổ sung.
Dự trữ thép cây của Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh nhu cầu chậm chạp, trong khi tồn kho thép cuộn cán nóng đạt cao nhất trong 2 năm, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome. Tồn kho cao và nhu cầu yếu đã thúc đẩy nhiều nhà máy thép của Trung Quốc cắt giảm sản xuất.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 3,8 US cent hay 3,1% xuống 1,184 USD/lb vào cuối phiên, sau khi đạt mức cao nhất 7 tuần là 1,214 USD trong phiên liền trước. Cà phê robusta giao cùng kỳ hạn giảm 24 USD hay 1,8% xuống 1.307 USD/tấn. Rabobank cho biết "mối lo ngại về thiếu cà phê sạch đang tiếp diễn và chúng sẽ không biến mất vì sự tăng giá mới nhất".
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 chốt phiên giảm 0,29 US cent hay 2,1% xuống 13,47 US cent/lb sau khi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1 tại 13,52 US cent. Đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 4,5 USD hay 1,2% xuống 384,7 USD/tấn.
Đường mất đà do lo ngại sự bùng phát của virus corona sẽ ảnh hưởng mạnh tới tăng trưởng toàn cầu. Việc bất ngờ cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ cho tới nay có hiệu quả rất ít để ngăn chặn bầu không khí lo sợ này.
Tuy nhiên, thị trường vẫn được củng cố bởi nguồn cung thắt chặt với dự báo thiếu hụt toàn cầu đáng kể cho niên vụ hiện tại 2019/20.
Tổ chức Đường Quốc tế đã điều chỉnh tăng thiếu hụt năm 2019/20 lên gần 10 triệu tấn. Kịch bản như vậy chắc chắn cho phép đường phục hồi khi lo sợ liên quan tới virus corona giảm đi.
Trong nhóm ngũ cốc, giá đậu tương của Mỹ tăng ngày thứ 3 liên tiếp lên gần mức cao nhất trong 6 tuần do hy vọng nhu cầu xuất khẩu tăng. Hợp đồng đậu tương tại sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng 0,4% lên 9,07-1/4 USD/bushel, trước đó đã tăng lên 9,11 USD, cao nhất kể từ ngày 23/1.
Xuất khẩu đậu tương của Mỹ có thể hưởng lời từ việc nhà cung cấp đối thủ Argentina tăng thuế với đậu tương, dầu đậu tương và khô đậu tương xuất khẩu.
Sự gia tăng thuế này sẽ khiến trang trại giảm đầu tư và có thể dẫn tới vụ thu hoạch ít hơn ở Argentina. Nông dân Argentina cũng có thể lưu trữ đậu tương vì thuế thay vì bán chúng trên thị trường toàn cầu.
Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với xuất khẩu đậu tương từ Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, nơi nông dân dự kiến thu hoạch một vụ mùa lớn. Trung Quốc, nhà nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới mua đậu tương từ Brazil vào thời điểm này trong năm. Nhưng Trung Quốc dự kiến sẽ mua của Mỹ trong cuối mùa xuân và mùa hè.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giảm do việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp của Fed không làm yên lòng các nhà đầu tư về tác động tới kinh tế toàn cầu của virus corona.
Cao su hạn tháng 8 trên sàn TOCOM kỳ lúc đóng cửa giảm 3,5 JPY hay 2% xuống 170,5 JPY/kg, giá đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 29/10/2019. Cao su Thượng Hải kỳ hạn tháng 5 giảm 45 CNY đóng cửa tại 11.060 CNY (1,596 USD)/tấn.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota cho biết doanh số bán ô tô của họ tại Trung Quốc giảm 70% trong tháng 2 do dịch bệnh. Doanh số xe chở khách của Trung Quốc giảm 89% trong 23 ngày đầu tháng 2, theo Hiệp hội Ô tô Chở khách Trung Quốc.
Giá hàng hóa thế giới sáng 5/3 (giờ VN)

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

47,49

+0,71

+1,52%

Dầu Brent

USD/thùng

51,93

+0,80

+1,56%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

34.670,00

-90,00

-0,26%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,83

+0,01

+0,33%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

157,45

+1,90

+1,22%

Dầu đốt

US cent/gallon

155,22

+1,90

+1,24%

Dầu khí

USD/tấn

465,50

+3,25

+0,70%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

50.600,00

-260,00

-0,51%

Vàng New York

USD/ounce

1.640,60

-2,40

-0,15%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.657,00

-11,00

-0,19%

Bạc New York

USD/ounce

17,23

-0,02

-0,09%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,60

-0,20

-0,33%

Bạch kim

USD/ounce

873,39

-2,91

-0,33%

Palađi

USD/ounce

2.520,55

-21,65

-0,85%

Đồng New York

US cent/lb

259,60

+1,00

+0,39%

Đồng LME

USD/tấn

5.684,00

+17,50

+0,31%

Nhôm LME

USD/tấn

1.726,00

+4,00

+0,23%

Kẽm LME

USD/tấn

1.982,00

+6,50

+0,33%

Thiếc LME

USD/tấn

16.925,00

+175,00

+1,04%

Ngô

US cent/bushel

384,00

-1,00

-0,26%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

518,75

+0,50

+0,10%

Lúa mạch

US cent/bushel

269,75

-1,00

-0,37%

Gạo thô

USD/cwt

13,49

+0,01

+0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

908,75

+1,50

+0,17%

Khô đậu tương

USD/tấn

308,80

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,77

+0,03

+0,10%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

466,60

-0,30

-0,06%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.626,00

-27,00

-1,02%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

118,40

-3,80

-3,11%

Đường thô

US cent/lb

13,47

-0,29

-2,11%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

98,40

+0,05

+0,05%

Bông

US cent/lb

62,98

+0,21

+0,33%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

410,80

+4,50

+1,11%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,00

+2,50

+1,47%

Ethanol CME

USD/gallon

1,28

-0,01

-0,54%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg