Phiên giao dịch 9/1 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 10/1 giờ VN), giá vàng lên mứ cao kỷ lục 5 tần trong khi giá dầu giảm nhẹ.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do lo ngại dư cung tiếp diễn. Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ New York (WTI) giao tháng 2/2017 giảm 2,03 USD xuống còn 51,96 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2017 cũng giảm 2,16 USD xuống 54,94 USD/thùng.
Tâm lý lo ngại bao trùm thị trường dầu mỏ khi xuất khẩu dầu thô của Iraq đạt mức cao kỷ lục và sản lượng dầu gia tăng tại Mỹ có thể tác động tiêu cực tới những nỗ lực giảm bớt nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Ngày 30/11/2016, tại Vienna (Áo), các nước OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu lần đầu tiên kể từ năm 2001. Theo thỏa thuận này, kể từ ngày 1/1/2017, OPEC sẽ giảm sản lượng khai thác 1,2 triệu thùng/ngày. Các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới không thuộc OPEC cũng đã đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ. Theo đó, mức cắt giảm của Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC là 558.000 thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tuần trong bối cảnh thị trường đang đánh giá lại triển vọng của kinh tế Mỹ khi ông Donald Trump sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào cuối tháng này.
Giá vàng giao ngay có thời điểm vọt lên 1.185,80 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 5/12/2016. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 2/2017 tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX) tăng 1% lên đóng cửa ở mức 1.184,90 USD/ounce.
Giá vàng phiên này còn nhận được hỗ trợ từ xu hướng đi xuống của đồng USD, chứng khoán và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Tuần trước, giá vàng đã ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong hai tháng. Diễn biến mới này diễn ra sau khi giá vàng giảm hơn 12% trong quý trước, giữa bối cảnh chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thúc đẩy những dự đoán về khả năng Mỹ sẽ thay đổi chính sách thuế và chi tiêu, qua đó đẩy đồng USD tăng giá và "khuyến khích" Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê tăng nhẹ do hoạt động mua vào. Arabica giao tháng 3 trên sàn New York giá tăng 1,35 US cent hay 1% lên 1,442 USD/lb, robusta giao tháng 3 trên sàn New York giá cũng tăng 1 USD hay 0,05% lên 2.141 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

 

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

51,96

-0,05

-0,10%

Dầu Brent

USD/thùng

54,94

-0,06

-0,11%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

39.240,00

-1.140,00

-2,82%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,13

+0,02

+0,77%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

157,07

0,00

0,00%

Dầu đốt

US cent/gallon

163,68

-0,08

-0,05%

Dầu khí

USD/tấn

483,00

-5,25

-1,08%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.090,00

-1.230,00

-2,49%

Vàng New York

USD/ounce

1.180,70

-4,20

-0,35%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.385,00

+25,00

+0,57%

Bạc New York

USD/ounce

16,60

-0,09

-0,53%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,70

+0,90

+1,48%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

973,83

-3,77

-0,39%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

756,79

-0,84

-0,11%

Đồng New York

US cent/lb

253,35

-0,50

-0,20%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.591,00

+1,00

+0,02%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.726,00

+13,00

+0,76%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.667,00

+48,00

+1,83%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.120,00

+115,00

+0,55%

Ngô

US cent/bushel

358,50

-1,50

-0,42%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

426,50

-0,75

-0,18%

Lúa mạch

US cent/bushel

229,25

+3,75

+1,66%

Gạo thô

USD/cwt

9,69

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

999,25

-6,00

-0,60%

Khô đậu tương

USD/tấn

312,20

-1,70

-0,54%

Dầu đậu tương

US cent/lb

35,27

-0,22

-0,62%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

498,00

-1,20

-0,24%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.184,00

-77,00

-3,41%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

144,20

+1,35

+0,95%

Đường thô

US cent/lb

20,42

-0,33

-1,59%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

179,15

-3,65

-2,00%

Bông

US cent/lb

73,01

+0,02

+0,03%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

322,10

-6,10

-1,86%

Cao su TOCOM

JPY/kg

275,10

+7,60

+2,84%

Ethanol CME

USD/gallon

1,52

-0,03

-1,74%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg