Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do dự trữ dầu thô của Mỹ tăng. Dầu ngọt nhẹ (WTI) giảm 2,03 USD (hay 3%) xuống khép phiên ở mức 65,01 USD/thùng, trong khi dầu Brent giảm 1,7 USD (2,35%) xuống 70,76 USD/thùng.
Số liệu mới nhất do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng 6,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/8, bất chấp hoạt động tinh chế dầu tại nước này vẫn diễn ra khá mạnh mẽ. Riêng lượng dầu tồn kho tại trung tâm giao chuyển dầu WTI ở Cushing, Oklahoma, đã tăng khoảng 1,6 triệu thùng trong thời gian này.
Chuyên gia cấp cao Carsten Fritsch thuộc ngân hàng Commerzbank cho biết hoạt động xử lý dầu thô tại Mỹ đã tăng đột biến và đạt mức cao kỷ lục gần 18 triệu thùng/ ngày trong tuần trước. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để ngăn lượng dầu trong các kho dự trữ tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó, một yếu tố khác góp phần khiến giá dầu suy yếu là những tranh chấp thương mại ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đang tác động tới nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Các nhà nhập khẩu Trung Quốc dường như dần từ bỏ việc mua dầu thô của Mỹ vì họ lo ngại Bắc Kinh có thể quyết định đưa mặt hàng này vào danh sách bị áp thuế quan. Những thông tin từ dịch vụ theo dõi tàu biển Thomson Reuters Eikon cho thấy không có tàu chở dầu nào vận chuyển dầu từ Mỹ đến Trung Quốc kể từ đầu tháng Tám tới nay.
Trước đó vào tháng 6 và 7/2018, trung bình có khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày được xuất từ Mỹ sang quốc gia châu Á này.
Thị trường cũng đang theo dõi ảnh hưởng từ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Tehran, sau khi giới nhà phân tích cho biết diễn biến này có thể khiến 1 triệu thùng dầu thô Iran bị rút khỏi thị trường toàn cầu vào năm tới.
Nhiều nhà máy lọc dầu châu Âu đã giảm nhập khẩu dầu của Iran sau khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt với Tehran, dẫn tới tăng nguồn cung cấp sang châu Á chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc. Nhập khẩu dầu mỏ của Ấn Độ từ Iran (khách hàng thứ hai của Tehran sau Trung Quốc) tăng vọt lên kỷ lục 768.000 thùng/ngày trong tháng 7/2018 do lượng tiêu thụ tăng của các nhà máy lọc dầu quốc doanh. Saudi Arabia và Iraq tiếp tục là hai nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Ấn Độ trong tháng trước, mặc dù nguồn cung cấp từ họ giảm lần lượt 12 và 23% trong tháng 7/2018.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang tỏ ra lo lắng về triển vọng kinh tế thế giới giữa lúc các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại chính của nước này tiếp tục leo thang.
Theo Cơ quan Phân tích Chính sách Kinh tế Hà Lan, tăng trưởng thương mại thế giới đã đạt “đỉnh” vào tháng 1/2018, nhưng đến tháng Năm đã giảm gần một nửa và xuống dưới mức 3%.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm xuống mức thấp nhất 18 tháng trong bối cảnh đồng USD leo lên mức cao nhất trong hơn một năm qua do lo ngại về sự sụt giảm gần đây của đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ có tác động lan truyền trên các thị trường toàn cầu. Việc đẩy mạnh bán vàng của các thị trường mới nổi nhằm đẩy giá đồng nội tệ lên cũng gây sức ép lên kim loại quý này.
Giá vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.178,33 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1/2017 là 1.174,35 USD/ounce; vàng giao tháng 12/2018 giảm 15,70 USD (1,3%) xuống 1.185 USD/ounce.
Kim loại quý này đã mất khoảng 9% trong năm nay do áp lực từ việc lãi suất Mỹ ngày càng tăng, đồng USD mạnh lên và không thể tận dụng vai trò là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn trên toàn cầu. Giới đầu tư đã chuyển hướng sang chọn trái phiếu chính phủ Mỹ, được xem là “thiên đường an toàn” tốt nhất.
Đồng USD dù đã rời mức “đỉnh” từng ghi nhận được trong phiên, song vẫn gần mức cao nhất kể từ tháng 6/2017 do lo ngại về lời kêu gọi hạ lãi suất của Tổng thống Tayyip Erdogan và mối quan hệ “rạn nứt” giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh NATO của Mỹ.
Về những kim loại quý khác, đồng USD tăng và những quan ngại về tình trạng dư cung cũng khiến giá bạch kim và palađi rơi xuống mức thấp nhất lần lượt kể từ tháng 10/2008 và tháng 7/2017. Cụ thể, giá bạch kim giao ngay giảm xuống mức thấp kể từ tháng 10/2008 là 752,25 USD/ounc; giá palađi giao ngay giảm 5,2% xuống 850,10 USD/ounce, kim loại quý này trước đó chạm mức 834,50 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017; giá bạc giao ngay giảm 3,3% xuống 14,46 USD/ounce sau khi rơi xuống mức thấp kể từ tháng 2/2016 là 14,32 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm khi USD mạnh thêm và liên đoàn lao động mỏ Escondida của Chile cho biết họ sẽ hủy bỏ kế hoạch đình công sau khi nhà máy khai thác BHP đưa ra một giải pháp mới. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng lo ngại về kinh tế của nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới Trung Quốc. Giá đồng kỳ hạn ba tháng tại LME giảm 1,9% xuống còn 5.928 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Trong khi, đồng giao tháng 10 tại Thượng Hải chốt phiên giảm 2,3% xuống 48.550 NDT (7.036,84 USD) /tấn, trước đó chạm mức 48.240 NDT, thấp nhất kể từ 20/7.
Giá quặng sắt Trung Quốc giảm phiên thứ năm liên tiếp, chạm mức thấp nhất 1,5 tuần do lo ngại nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu thô giảm khi sản lượng thép trong nước cắt giảm trong khi nguồn cung tăng. Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 7/2018 đạt 89,96 triệu tấn, tăng 8% so với tháng 6.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2019 tại Đại Liên chốt phiên giảm 1,6% xuống 502,50 NDT/tấn sau khi chạm mức 498 NDT/tấn, thấp nhất kể từ ngày 6/8. Trong khi đó, giá thép vững do chính sách cắt giảm sản xuất thép. Giá thép cây tại Thượng Hải chốt phiên tăng 0,1% đạt 4.345 CNY(630 USD)/tấn, gần chạm mức cao nhất 6 năm là 4.370 CNY/tấn, đạt được trong phiên liền trước.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 giảm 2,5 US cent tương đương 2,3% xuống 1,06 USD/lb, trong khi robusta giao tháng 11/2018 giảm 28 USD tương đương 1,73% xuống 1.592 USD/tấn.
Đường cũng giảm giá theo xu hướng cà phê, với arabica giao tháng 10/2018 giảm 0,11 US cent tương đương 1,06% xuống 10,23 US cent/lb, quanh mức thấp nhất 3 năm; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 40 US cent tương đương 0,13% xuống 310,80 USD/tấn.
Giá dầu cọ giảm xuống mức thấp nhất gần hai tuần do nhu cầu xuất khẩu yếu và giá dầu đậu tương Mỹ giảm. Giá dầu cọ kỳ hạn giao tháng 10 tại Malaysia chốt phiên giảm 0,8% xuống còn 2.195 ringgit (535,10 USD)/tấn. Giá thấp nhất trong ngày là 2.192 ringgit/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 3/8/2018. Đồng rupee Ấn Độ yếu đã ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ hàng xuất khẩu của Malaysia do Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới.
Giá lúa mì và đậu tương giảm do hoạt động bán mạnh, USD vững dấy lên lo ngại về triển vọng xuất khẩu của nước này. Giá lúa mì tại Chicago giao tháng 9 giảm 9-1/2 cent xuống 5,32-1/4/bushel, xấp xỉ mức thấp nhất 2,5 tuần trước đó là 5,28-1/4. Trong khi, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 chốt phiên giảm 10-3/4 cent còn 8,69 USD/ bushel. Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết vụ thu hoạch đậu tương Mỹ sẽ lớn hơn dự kiến và nguồn cung lúa mì toàn cầu dồi dào hơn, cũng là yếu tố ép giá giảm.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,01

-2,3

-3%

Dầu Brent

USD/thùng

70,76

-1,7

-2,35%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

47.450,00

-970,00

-2,00%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,93

-0,01

-0,37%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

199,64

-0,10

-0,05%

Dầu đốt

US cent/gallon

209,47

+0,43

+0,21%

Dầu khí

USD/tấn

642,00

+5,25

+0,82%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

65.380,00

-900,00

-1,36%

Vàng New York

USD/ounce

1.175,40

-9,60

-0,81%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.155,00

-82,00

-1,94%

Bạc New York

USD/ounce

14,42

-0,04

-0,27%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,60

-1,80

-3,37%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

766,65

-2,01

-0,26%

Palladium giao ngay

USD/ounce

846,28

+1,96

+0,23%

Đồng New York

US cent/lb

258,90

+2,90

+1,13%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.801,00

-243,00

-4,02%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.025,00

-45,00

-2,17%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.300,00

-154,00

-6,28%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

18.405,00

-615,00

-3,23%

Ngô

US cent/bushel

376,75

+0,75

+0,20%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

553,75

+2,00

+0,36%

Lúa mạch

US cent/bushel

258,75

-0,75

-0,29%

Gạo thô

USD/cwt

10,32

-0,01

-0,10%

Đậu tương

US cent/bushel

875,25

+6,25

+0,72%

Khô đậu tương

USD/tấn

333,80

+2,50

+0,75%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,20

0,00

0,00%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

504,00

-0,10

-0,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.140,00

-10,00

-0,47%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

106,00

-2,50

-2,30%

Đường thô

US cent/lb

10,23

-0,11

-1,06%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

155,20

-0,55

-0,35%

Bông

US cent/lb

80,85

+0,11

+0,14%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

442,50

-2,40

-0,54%

Cao su TOCOM

JPY/kg

167,00

-3,40

-2,00%

Ethanol CME

USD/gallon

1,36

-0,01

-0,88%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Nguồn: Vinanet