Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khi lòng tin của nhà đầu tư được củng cố bởi những dấu hiệu cho thấy các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt có thể tiếp tục cắt giảm nguồn cung để ổn định giá cả.
Cuối phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn New York tăng 0,55 USD lên 53,36 USD/thùng, dầu Brent kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 0,68 USD lên 59,42 USD/thùng.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh lớn khác sẽ họp vào đầu tháng 12 tới tại Vienne (Áo) để thảo luận về thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Tổng thư ký OPEC, ông Mohammad Barkindo, ngày 15/10 cho biết tổ chức này cùng với các nước đồng minh sẽ làm những gì có thể để duy trì sự ổn định của thị trường cho đến sau năm 2020.
Theo báo cáo hàng tuần của Viện Dầu mỏ Mỹ, dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần qua tăng lên 432,5 triệu thùng; dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma - điểm phân phối dầu thô WTI - tăng 1,6 triệu thùng (các nhà phân tích đã ước tính dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 2,8 triệu thùng).
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do USD yếu đi so với các đồng tiền chủ chốt. Cuối phiên giao dịch, vàng giao tăng 0,5% lên 1.488,84 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12 tăng 0,7% lên 1.494 USD. Chỉ số đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác giảm 0,34%, xuống 97,95.
Giá vàng thường diễn biến ngược với đồng bạc xanh, có nghĩa là khi đồng USD mạnh, giá vàng sẽ giảm, bởi vàng được định giá bằng đồng tiền này sẽ trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các đồng tiền khác.
Nhà đầu tư hiện đang đợi kết quả Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussel vào ngày 17 và 18/10 - sẽ quyết định liệu Anh có đạt được một thỏa thuận rời khỏi khối này hay không, hoặc ra đi mà không có thỏa thuận hay tiếp tục trì hoãn.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn căng thẳng khi Hạ viện Mỹ hôm 15/10 đã thông qua 4 điều luật cứng rắn đối với Bắc Kinh, trong đó 3 điều luật liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, điều này dẫn tới sự phản đối của Trung Quốc.
Trong số các kim loại quý khác, palađi kết thúc phiên tăng 1,9% lên 1.766,16 USD/ounce, sau khi có lúc đạt cao kỷ lục 1.779,23 USD/ounce. Kim loại này đã tăng khoảng 40% từ đầu năm tới nay do khủng hoảng nguồn cung. Nguồn cung palađi tiếp tục mất cân bằng theo hướng thiếu hụt kể từ năm 2012 và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Giá bạc phiên vừa qua tăng 4,3 US cent tương đương 0,25% lên 17,427 USD/ounce; bạch kim tăng 1,5 USD tương đương 0,17% lên 890,7 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất một tuần do gia tăng lo ngại về sức khỏe kinh tế toàn cầu khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa có dấu hiệu dịu đi. Giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) lúc đóng cửa giảm 0,7% xuống 5.730 USD/tấn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, nhưng tốc độ sẽ phục hồi nếu thuế quan được dỡ bỏ.
Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm nay dự kiến xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm và tiếp tục yếu trong năm 2020, ngay cả khi Chính phủ nước này tăng cường các biện pháp kích thích.
Lượng đồng lưu kho tại LME tăng 7.950 tấn lên 211.875 tấn, cao nhất kể từ ngày 19/9.
Công ty khai thác đồng Antofagasta PLC đã đạt được một thỏa thuận lao động với liên đoàn giám sát viên tại mỏ Los Pelambres ở Chile làm giảm bớt những lo ngại về nguồn cung.
Sàn LME sẽ tăng 8% phí giao dịch và thanh toán bù trừ kể từ tháng 1/2020, lần tăng đầu tiên trong vòng 5 năm, để tài trợ cho các dự án mới và bù trừ lạm phát.
Đối với sắt thép, giá tiếp tục giảm. Chốt phiên vừa qua, giá quặng sắt giao tháng 1/2020 tại Sở giao dịch Hàng hóa Đại Liên giảm 3,2% xuống 617 CNY (86,88 USD/tấn)/tấn, mức thấp nhất 6 tuần. Giá nguyên liệu này đã giảm khoảng 4% trong 3 phiên liên tiếp gần đây. Giá quặng sắt giao ngay và tương lai đã giảm hơn 20% kể từ mức cao nhất 5 năm được ghi nhận hồi tháng 7.
Giá thép xây dựng tại Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải giảm 1,4% xuống 3.291 CNY/tấn, thấp nhất kể từ ngày 28/8. Giá thép cuộn cán nóng cũng giảm 0,9% xuống thấp nhất 6 tháng là 3.287 CNY/tấn; thép không gỉ giảm 0,3%.
Giá quặng sắt và thép liên tiếp giảm sau loạt động thái của chính phủ Trung Quốc nhằm hạn chế công suất trong ngành thép để bảo vệ môi trường, dấy lên lo ngại về triển vọng tiêu thụ.
Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc vừa công bố văn bản phác thảo kế hoạch hàng năm của Chính phủ về chống ô nhiễm vào mùa đông. Mới đây, chính quyền thành phố Đường Sơn, trung tâm sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc, ban hành mức cảnh báo cao thứ 2 về khói bụi, đồng nghĩa rằng các nhà máy thép sẽ phải hạn chế sản xuất hơn nữa. Theo truyền thông địa phương, các biện pháp khẩn cấp đã được triển khai vào ngày 15/10. Tuần trước, thành phố này cũng yêu cầu các nhà máy giảm công suất thiêu kết, tạo hạt và đốt lò cao từ ngày 10/10 tới ngày 31/10. Kể từ ngày 10/10 đến nay, đã có 30 trong 33 nhà máy thép tại Đường Sơn giảm một nửa công suất thiêu kết, tạo hạt, lò nung vôi và lò cao, theo số liệu của công ty tư vấn Mysteel.
Nhu cầu yếu ớt trong khi nguồn cung quặng sắt đang dần cải thiện. Tập đoàn khai khoáng Rio Tinto ngày 16/10 cho biết xuất khẩu quặng sắt quý 3/2019 tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tồn kho quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc hiện ở mức cao nhất 5 tháng là 129,95 triệu tấn. Số liệu của Hải quan Trung Quốc cũng cho biết nhập khẩu nguyên liệu này đã tăng 3 tháng liên tiếp và đạt đỉnh 20 tháng vào tháng 9 vừa qua.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê và đường đi xuống. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 0,9 US cent hay 0,95% xuống 93,55 US cent/lb; robusta kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 24 USD hay 1,9% xuống 1.240 USD/tấn, sau khi có lúc xuống chỉ 1.211 USD.
Đồng real của Brazil ổn định sau khi giảm mạnh trong ngày 15/10. Đồng real yếu khuyến khích nhà sản xuất bán các hàng hóa định giá bằng USD như cà phê và đường. Triển vọng sản lượng của Brazil tăng cũng góp phần gây ra áp lực giảm giá.
Đối với mặt hàng đường, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 0,24 US cent hay 1,91% xuống 12,35 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 1,78% xuống 341,5 USD/tấn.
Sau khi tăng 3,5% trong tuần qua, giá đường đã ngừng tăng bởi lượng bán ra gia tăng khi giá đi lên. Giá đường thô rất khó vượt qua ngưỡng 13 US cent. Các nhà phân tích cho biết, để vượt qua ngưỡng này, cung – cầu đường cần phải trong tình trạng thiếu hụt thêm vài tháng nữa.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,36

+0,55

Dầu Brent

USD/thùng

59,42

+0,68

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.170,00

-10,00

-0,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,29

-0,01

-0,43%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

160,99

-1,49

-0,92%

Dầu đốt

US cent/gallon

193,44

-0,82

-0,42%

Dầu khí

USD/tấn

586,75

-1,00

-0,17%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

54.370,00

+20,00

+0,04%

Vàng New York

USD/ounce

1.491,90

+2,10

+0,14%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.193,00

+32,00

+0,62%

Bạc New York

USD/ounce

17,37

-0,06

-0,33%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,00

+0,50

+0,83%

Bạch kim

USD/ounce

884,84

-1,57

-0,18%

Palađi

USD/ounce

1.775,42

+6,89

+0,39%

Đồng New York

US cent/lb

258,55

-0,40

-0,15%

Đồng LME

USD/tấn

5.730,00

-43,00

-0,74%

Nhôm LME

USD/tấn

1.728,00

0,00

0,00%

Kẽm LME

USD/tấn

2.434,00

-4,00

-0,16%

Thiếc LME

USD/tấn

16.875,00

+195,00

+1,17%

Ngô

US cent/bushel

392,25

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

515,25

+2,00

+0,39%

Lúa mạch

US cent/bushel

301,75

-0,75

-0,25%

Gạo thô

USD/cwt

12,00

+0,02

+0,17%

Đậu tương

US cent/bushel

929,25

+1,25

+0,13%

Khô đậu tương

USD/tấn

304,80

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,39

-0,01

-0,03%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

459,50

-0,50

-0,11%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.515,00

-7,00

-0,28%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

93,55

-0,90

-0,95%

Đường thô

US cent/lb

12,35

-0,24

-1,91%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

100,45

+0,30

+0,30%

Bông

US cent/lb

64,53

-0,01

-0,02%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

379,90

+7,20

+1,93%

Cao su TOCOM

JPY/kg

164,60

+2,00

+1,23%

Ethanol CME

USD/gallon

1,42

-0,01

-0,63%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg