Trên thị trường năng lượng, giá dầu hồi phục do lo ngại căng thẳng gia tăng giữa Iran và Saudi Arabia.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 4/2018 tăng 1,34 USD lên 63,40 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 5/2018 tăng 1,37 USD lên 67,42 USD/thùng.
Những rủi ro địa chính trị lên tới đỉnh điểm trong ngày 20/3, khi Saudi Arabia gọi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc là một "sự thất bại" ngay trước thềm cuộc gặp giữa Thái tử Mohammed bin Salman và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump cũng đe dọa rút Mỹ khỏi thỏa thuận giữa Tehrran và sáu cường quốc, làm dấy lên những lo ngại về các lệnh trừng phạt mới có thể gây thiệt hại cho ngành dầu mỏ Iran.
Ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Saudi Arabia và đánh giá cao tính hiệu quả của thỏa thuận vũ khí được ký giữa hai nước vào năm ngoái. Trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Tổng thống DonaldTrump và Hoàng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, người đang có chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên kể từ khi trở thành người kế vị Vua Salman, khẳng định sức mạnh của mối quan hệ hai nước và thảo luận về thỏa thuận đầu tư vũ khí trị giá 200 triệu USD của Saudi Arabia để mua các thiết bị quân sự Mỹ như tàu, tên lửa phòng thủ, máy bay và xe chiến đấu. Hai bên cũng thảo luận về tình hình căng thẳng với Iran, đối thủ cạnh tranh trong khu vực của Riyadh và là quốc gia bị Tổng thống D.Trump nhiều lần chỉ trích vì các chính sách mở rộng ở Trung Đông.
Ngoài ra, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết tồn kho dầu của Mỹ giảm 2,7 triệu thùng trong tuần trước xuống 425,3 triệu thùng, trái với dự đoán của giới phân tích là tăng 2,6 triệu thùng cũng hỗ trợ các thị trường dầu mỏ.
Giá dầu cũng được đẩy tăng khi sản lượng dầu tại Venezuela giảm một nửa kể từ năm 2005 xuống dưới 2 triệu thùng/ngày do khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên, sản lượng tại Mỹ, Canada và Brazil đang tăng đã hạn chế đà tăng giá. Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn 20% kể từ giữa năm 2016 lên 10,38 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do đồng USD mạnh lên trong bối cảnh đang diễn ra cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.312,16 USD/ounce; vàng giao tháng 4/2018 giảm 0,5% (5,9 USD) xuống 1.311,9 USD/ounce.
Chỉ số USD – được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này tăng 0,6% lên mức 90,32.
Giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể. Fed được dự báo sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm nay sau kỳ họp này, và sẽ tăng tổng cộng 3 hoặt 4 lần trong năm nay. Những đồn đoán về việc Fed điều chỉnh chính sách lãi suất đã khiến giá vàng giảm 4% từ mức cao nhất của một năm rưỡi ghi nhận hồi tháng 1/2018.
Trong khi đó, theo nhà phân tích Ole Hansen của ngân hàng Saxo Bank, giữa bối cảnh lạm phát tại Mỹ chưa thực sự khởi sắc, những rủi ro địa chính trị ngày càng gia tăng, cùng khả năng xảy ra những cuộc chiến thương mại và đường cong lợi suất đi ngang, Fed sẽ không vội vàng đẩy nhanh lộ trình nâng lãi suất.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,8% xuống mức 16,17 USD/ounce, sau khi đã có lúc chạm mức thấp nhất trong ba tháng; bạch kim giảm 1,2% xuống 941,99 USD/ounce sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 3/1 trong phiên trước đó; palađi giảm 0.9% xuống 981,45 USD/thùng, trong phiên có lúc giảm xuống 974,95 USD/ounce, mức thấp một tuần.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng giảm xuống mức thấp nhất hơn 3 tháng do tồn kho đang tăng, ngoài ra còn có những lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại và một đồng USD mạnh lên cũng gây sức ép cho các thị trường kim loại.
Đồng LME giao sau ba tháng giảm 1,4% xuống 6.755 USD/tấn, đánh dấu phiên thứ tư giảm liên tiếp. Giá đã giảm xuống 6.730 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ 14/12/2017.
Dự trữ đồng trên sàn LME tăng tiếp 3.200 tấn lên 322.475 tấn, tăng 61% trong năm nay. Các nguồn cung của kim loại đỏ này đang tăng, Zambia cho biết họ dự kiến sản xuất hơn 1 triệu tấn đồng trong năm nay.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Capital Economics, ông Caroline Bain, cho biết trong khi một số nhà đầu tư lo lắng rằng những cuộc đình công tiềm năng tại các mỏ đồng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt, thì đây không phải là mối đe dọa lớn do các nguồn cung cấp mạnh.
Các nhà đầu tư cũng lo ngại rằng chính sách bảo hộ sẽ khiến tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Lo sợ một cuộc chiến thương mại xuất hiện sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu ở mức cao với thép và nhôm hồi đầu tháng này và theo các nguồn tin ở Washington, Mỹ có thể công bố thuế mới cho Trung Quốc vào cuối tuần này.
Đối với những kim loại cơ bản khác, kẽm giảm 1,8% xuống 3.203 USD/tấn. Dự trữ kẽm tại sàn LME đã tăng mạnh 60% trong tháng này, tăng tiếp 5.350 tấn trong ngày 20/3 lên 211.400 tấn.
Trên thị trường nông sản, cà phê robusta giảm 3 USD tương đương 0,2% xuống 1.754 USD/tấn, trong khi đó arabica giảm 0,4 US cent tương đương 0,3% xuống 1,895 USD/lb.
Đường cũng giảm do lo ngại dư cung thêm trầu trọng sau khi Ấn Độ xoá bỏ thuế xuất khẩu mặt hàng này. Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 giảm 0,33 cent hay 2,6% xuống 12,56 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5 chốt phiên giảm 6,8 USD (1,9%) xuống 349,8 USD/tấn.
Ấn Độ đã xoá bỏ thuế xuất khẩu đường 20% để hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời buộc các nhà máy xuất khẩu 2 tới 3 triệu tấn để giảm tồn kho trong nước. Nước này có thể sản xuất kỷ lục 29,5 triệu tấn đường trong niên vụ 2017/18, tăng 45% so với niên vụ trước khiến giá giảm hơn 15% trong 6 tháng qua.
Cao su cũng giảm trong phiên vừa qua, với hợp đồng giao tháng 8 trên sàn TOCOM giảm 4 JPY (2,1%) xuống 187,0 JPY (1,76 USD)/kg, trong phiên giá đã giảm xuống 186,5 JPY, thấp nhất kể từ 22/2. Giá tại Tokyo giảm theo xu hướng tại Thượng Hải, nơi hợp đồng cao su giao tháng 5 giảm 280 NDT xuống 12.240 NDT (1.933 USD)/tấn.
Các yếu tố cung cầu yếu cũng như các nhà sản xuất cao su hạn chế xuất khẩu vào cuối tháng này để ngăn giá giảm nhưng các nhà phân tích đang lo ngại giá cao su TOCOM có thể giảm xuống dưới mốc 180 JPY.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

63,40

+1,34

+1,49%

Dầu Brent

USD/thùng

67,442

+1,37

+1,41%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.460,00

+430,00

+1,05%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,68

+0,00

+0,07%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

197,46

+0,87

+0,44%

Dầu đốt

US cent/gallon

195,89

+0,94

+0,48%

Dầu khí

USD/tấn

596,75

+3,00

+0,51%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

57.000,00

+140,00

+0,25%

Vàng New York

USD/ounce

1.312,50

+0,60

+0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.479,00

-8,00

-0,18%

Bạc New York

USD/ounce

16,22

+0,03

+0,19%

Bạc TOCOM

JPY/g

55,40

-0,60

-1,07%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

945,56

+1,14

+0,12%

Palladium giao ngay

USD/ounce

983,66

+0,74

+0,08%

Đồng New York

US cent/lb

304,70

+0,90

+0,30%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.755,00

-99,00

-1,44%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.076,00

-12,00

-0,57%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.203,00

-58,00

-1,78%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.675,00

-100,00

-0,48%

Ngô

US cent/bushel

375,00

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

453,75

+0,75

+0,17%

Lúa mạch

US cent/bushel

234,50

-1,00

-0,42%

Gạo thô

USD/cwt

12,20

0,00

-0,04%

Đậu tương

US cent/bushel

1.030,75

+2,50

+0,24%

Khô đậu tương

USD/tấn

362,90

+1,20

+0,33%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,78

+0,04

+0,13%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

520,60

+0,80

+0,15%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.480,00

+35,00

+1,43%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

118,95

-0,40

-0,34%

Đường thô

US cent/lb

12,56

-0,33

-2,56%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

137,40

-0,60

-0,43%

Bông

US cent/lb

83,13

+0,05

+0,06%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

489,70

+3,10

+0,64%

Cao su TOCOM

JPY/kg

188,70

+1,70

+0,91%

Ethanol CME

USD/gallon

1,46

0,00

-0,07%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

Nguồn: Vinanet