Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm nhẹ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ.
Kết thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc giảm 0,05 USD xuống 74,73 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ (WTI) giảm 0,03 USD xuống 67,83 USD/thùng.
Bất đồng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này đã khiến các nhà phân tích hạ dự báo về tiêu thụ năng lượng mặc dù một số thị trường vẫn thắt chặt.
Bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn với việc hai bên áp đặt mức thuế 25% đối với 16 tỷ hàng hóa của nhau. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ đầu tháng 7/2018 đã áp đặt thuế với 100 tỷ USD sản phẩm và hàng hóa tổng cộng. HiệnWashington đang tổ chức điều trần về các mức thuế đề xuất lên một lượng hàng nhập khẩu khác có trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc và Bắc Kinh gần như đã chắc chắn đáp trả hành động này.
Người phụ trách mảng nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy ở Stamford, Connecticut (Mỹ), Gene McGillian nhận định thị trường đang cố thẩm định về những lo ngại rằng mức tăng nhu cầu trên toàn cầu sẽ sụt giảm và khối lượng dầu mà Saudi Arabia và Nga sẽ bơm thêm vào thị trường.
Báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy sản lượng khai thác dầu của Mỹ đang tăng và đạt 11 triệu thùng dầu/ngày trong tuần vừa qua. Điều này có nghĩa là ba nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới gồm Nga, Mỹ và Saudi Arabia, tất cả hiện nay đều bơm khoảng 11 triệu thùng dầu/ngày, đáp ứng 1/3 nhu cầu đối với dầu toàn cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do USD tăng sau khi biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tái khẳng định lộ trình nâng lãi suất.
Giá vàng giao ngay giảm 0,7% xuống 1.187,30 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2018 giảm 9,30 USD (0,8%) xuống 1.194 USD/ounce.
Chuyên gia Chris Gaffney, thuộc TIAA Bank, nhận định trước đà tăng giá của đồng bạc xanh so với giỏ tiền tệ chính, giá vàng đang trượt xuống. Theo biên bản cuộc họp gần nhất của Fed, Fed sẽ tiếp tục lộ trình nâng lãi suất sau hai đợt tăng từ đầu năm tới nay. Đây được coi là yếu tố bất lợi đối với nhu cầu tiêu thụ vàng.
Bên cạnh đó, “cuộc chiến” thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng tạo đà cho đồng USD tăng lên và được coi như một tài sản an toàn. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) xác nhận việc bắt đầu đánh thuế bổ sung 25% đối với 279 chủng loại hoàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với giá trị 16 tỷ USD từ 11 giờ 01 phút ngày 23/8 theo giờ Việt Nam, dù các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước vẫn đang diễn ra tại Washington. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng đã bắt đầu áp mức thuế nhập khẩu 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 16 tỷ USD từ Mỹ nhằm trả đũa.
Hiện thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong cuộc họp thường niên tại Jackson Hole, Wyoming ngày 24/8, nhằm “nghe ngóng” bất cứ thay đổi nào về mặt chính sách lãi suất của Fed.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 1,2% xuống 14,56 USD/ounce sau khi rơi xuống 14,49 USD/ounce, mức thấp nhất trong một tuần. Giá bạch kim cũng giảm 1,7% xuống 778,40 USD/ounce sau khi rơi xuống 771,75 USD/ounce, mức thấp nhất trong 6 ngày.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm trong phiên qua do xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và đồng USD mạnh lên bởi dự đoán lãi suất của Mỹ sẽ sớm tăng. Kết thúc phiên, đồng giao sau 3 tháng giảm 0,3% xuống 5.986,5 USD/tấn; đầu tuần giá đã chạm mức cao nhất một tuần tại 6.076 USD/tấn.
Fed dự kiến nâng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay và thêm 2 lần vào năm tới. Cuộc họp tới của Fed diễn ra vào ngày 25 – 26/9/2018. Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế cho biết thị trường đồng tinh luyện toàn cầu thiếu hụt 31.000 tấn trong tháng 5/2018 so với mức thâm hụt 105.000 tấn trong tháng 4/2018. Một khảo sát gần đây của Reuters cho thấy thị trường đồng thiếu hụt 129.000 tấn trong năm nay và khoảng 151.000 tấn trong năm 2019.
Giá thép tại Trung Quốc giảm mạnh do các nhà đầu tư chốt lời khi giá lên mức cao nhất trong 7 năm gần đây bởi Trung Quốc hạn chế sản lượng để chống ô nhiễm. Thép cây kỳ hạn tháng 1/2019 tại Thượng Hải giảm 1,7% xuống 4.280 CNY (623 USD)/tấn. Sản phẩm thép xây dựng này đã tăng 25% trong năm nay, đạt mức cao nhất trong 7 năm vào ngày 22/8/2018. Thép cuộn cán nóng sử dụng trong sản xuất, giảm 1,6% xuống 4.226 CNY/tấn, sau khi đã đạt mức cao lịch sử tại 4.369 CNY/tấn trong ngày 21/8/2018.
Giá thép cuộn cán nóng cũng giảm từ mức cao kỷ lục khi Mỹ và Trung quốc leo thang chiến tranh thương mại trong ngày 23/8/2018 bằng việc áp thuế quan 25% lên hàng hóa trị giá 16 tỷ USD của nhau ngay cả khi các quan chức cấp trung hai bên tiếp tục đàm phán tại Washington.
Giá thép tăng gần đây sau khi có tin đồn trong tuần trước rằng Đường Sơn, thành phố sản xuất thép hàng đầu tại Trung Quốc, đang xem xét đưa ra kế hoạch cắt giảm sản lượng trong 2 tháng mùa đông bắt đầu từ 1/9/2018. Tuy nhiên Hiệp hội Quặng sắt và Thép Đường Sơn và hai nhà máy thép tại thành phố này trả lời Reuters rằng họ không nhận được các yêu cầu như vậy từ chính phủ.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2018 tăng 0,6 US cent tương đương 0,6% lên 1,015 USD/lb, robusta giao tháng 11/2018 giảm 17 USD tương đương 1,1% xuống 1.531 USD/tấn.
Tại Việt Nam, dự báo vụ thu hoạch bội thu khiến giá trong nước giảm xuống mức thấp nhất hơn hai năm trong ngày 23/8/2018, trong khi các nguồn cung tại Indonesia đang giảm xuống nhanh chóng do vụ thu hoạch kết thúc. Nông dân Việt Nam sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil, đã chào giá cà phê ở mức 33.500 đồng/kg, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2016 và giảm từ 34.200 - 34.400 đồng/kg so với một tuần trước đó. Cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ được chào giá thấp hơn hợp đồng tháng 11/2018 của London 60 - 70 USD/tấn so với mức một tuần trước là 70 - 100 USD/tấn.
Giá tại Việt Nam giảm do dự đoán vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 10/2018 bội thu. Một lái thương tại Đắk Lắk cho biết "giá cũng giảm do sự suy yếu gần gây của đồng real Brazil và VNĐ, khi các thương nhân lo sợ rằng VNĐ sẽ mất giá hơn nữa vào cuối năm nay". Các thương gia dự báo sản lượng vụ cà phê 2018/19 của Việt Nam bắt đầu từ tháng 10/2018 đạt 1,85 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước.
Trong khi đó, vụ thu hoạch cà phê tại miền nam đảo Sumatra, khu vực trồng cà phê chính của Indonesia, sắp kết thúc làm hạn chế nguồn cung tại đây. Cà phê robusta loại 4 với hạt khiếm khuyết 80 tại tỉnh Lampung cao hơn 90 USD/tấn so với hợp đồng tháng 11/2018, từ mức chênh 70 USD/tấn một tuần trước.
Tại Ấn Độ, sản lượng cà phê niên vụ 2018/19 chắc chắn sẽ giảm ít nhất 1/5 so với năm ngoái sau khi bị lũ lụt ở những bang sản xuất chính gây ảnh hưởng tới mùa màng.
Giá đường thô giao tháng 10/2018 giảm 0,06 US cent tương đương 0,6% xuống 10,12 US cent/lb, trong khi đường trắn giao cùng kỳ hạn tăng 20 US cent tương đương 0,1% lên 306 USD/tấn.
Cao su giao sau tại Tokyo khép lại chuỗi tăng giá 3 ngày liên tiếp, kết thúc phiên giảm do thị trường Thượng Hải và các yếu tố cơ bản yếu gây sức ép lên giá. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo đóng cửa giảm 2,3 JPY xuống 176,5 JPY/kg. Cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 295 CNY (42,92 USD) xuống 12.375 CNY/tấn.
Nhà phân tích Shen Xiaoxia thuộc công ty môi giới Zheshang Futures cho biết "cao su kỳ hạn tăng nhiều trong tuần này, nhưng yếu tố cơ bản không thay đổi nhiểu". Tồn kho vẫn cao và nhu cầu ổn định.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,04

+0,21

+0,31%

Dầu Brent

USD/thùng

74,92

+0,19

+0,25%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

49,910,00

+500,00

+1,01%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,97

+0,01

+0,27%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

206,57

+0,65

+0,32%

Dầu đốt

US cent/gallon

218,12

+0,58

+0,27%

Dầu khí

USD/tấn

671,50

+2,50

+0,37%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68,350,00

+630,00

+0,93%

Vàng New York

USD/ounce

1,192,30

-1,70

-0,14%

Vàng TOCOM

JPY/g

4,237,00

-4,00

-0,09%

Bạc New York

USD/ounce

14,61

-0,04

-0,25%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,00

-0,10

-0,19%

Bạch kim

USD/ounce

780,09

+2,64

+0,34%

Palađi

USD/ounce

917,39

+1,41

+0,15%

Đồng New York

US cent/lb

267,10

-0,65

-0,24%

Đồng LME

USD/tấn

5,986,50

-18,50

-0,31%

Nhôm LME

USD/tấn

2,075,00

+10,00

+0,48%

Kẽm LME

USD/tấn

2,468,50

+1,50

+0,06%

Thiếc LME

USD/tấn

19,100,00

-270,00

-1,39%

Ngô

US cent/bushel

361,25

+0,25

+0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

539,25

-2,50

-0,46%

Lúa mạch

US cent/bushel

265,50

-1,00

-0,38%

Gạo thô

USD/cwt

10,73

-0,02

-0,19%

Đậu tương

US cent/bushel

855,00

+1,00

+0,12%

Khô đậu tương

USD/tấn

316,80

+0,30

+0,09%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,42

+0,05

+0,18%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

497,00

+0,40

+0,08%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2,337,00

+24,00

+1,04%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

101,50

+0,60

+0,59%

Đường thô

US cent/lb

10,12

-0,06

-0,59%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

156,25

+0,80

+0,51%

Bông

US cent/lb

82,00

+0,51

+0,63%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

413,90

-15,00

-3,50%

Cao su TOCOM

JPY/kg

175,80

-0,70

-0,40%

Ethanol CME

USD/gallon

1,29

0,00

-0,15%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

Nguồn: Vinanet