Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng gần 1% giữa bối cảnh lũ lụt ở Midwest làm cản trở "dòng chảy" dầu thô từ trung tâm lưu trữ chính ở Cushing, Oklahoma (Mỹ).
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,51 USD (0,9%) lên 59,14 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc được giao dịch ở mức 70,11 USD/thùng, sau khi dao động quanh mốc 70 USD/thùng.
Phillip Streible, chiến lược gia về thị trường thuộc RJO Futures tại Chicago, nhận định tình hình lũ lụt dường như đã tác động đến các trung tâm phân phối dầu trên khắp nước Mỹ. Các nhà dự báo thời tiết cho biết các khu vực ngập lụt thuộc bang Arkansas và Oklahoma đang đối mặt với mưa lớn, khiến nước sông Arkansas có thể tràn bờ.
Tuần trước, dầu Brent đã giảm 4,5% giá trị, còn giá dầu WTI giảm khoảng 6,4%, mức giảm nhiều nhất tính theo tuần kể từ tháng 12/2018. Mức sụt giảm của giá dầu trong tuần trước diễn ra sau khi Chính phủ Mỹ thông báo các kho dự trữ dầu tại nước này đã tăng lên 476,8 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2017. Số liệu về lượng dầu dự trữ trong tuần này được công bố chậm một ngày do nghỉ lễ Memorial Day.
Tuy vậy, nguồn cung trên toàn cầu tiếp tục thắt chặt do thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn tiếp diễn, cùng với những căng thẳng chính trị tại khu vực Trung Đông vẫn là yếu tố hỗ trợ giá dầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khỏi mức cao nhất 1 tuần do đồng USD mạnh lên khi giới đầu tư lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.278,12 USD/ounce, vàng giao sau giảm 0,5% xuống 1.277,10 USD/ounce.
Đồng USD đã tăng 0,3% so với giỏ sáu tiền tệ chính trên thị trường, nhờ được hỗ trở bởi mối lo ngại về căng thẳng thương mại và chính trị.
Nhà phân tích Suki Cooper, thuộc Standard Chartered Bank, nhận định yếu tố có tác động mạnh nhất đến thị trường hiện nay là xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và một lần nữa đồng USD lại tỏ ra được ưa chuộng hơn so với vàng.
Theo nhà phân tích này, giá vàng khó vượt mốc 1.300 USD/ounce nếu không có biến cố lớn nào xảy ra.
Tại một cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông vẫn chưa sẵn sàng đạt thỏa thuận với Trung Quốc.
Tuyên bố này đã giội một “gáo nước lạnh” vào những hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 2% xuống 14,30 USD/ounce, sau khi có lúc trong phiên rơi xuống 14,25 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 3/12; giá bạch kim giảm 1,2% xuống 796,03 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng bởi dự đoán kinh tế được kích thích hơn nữa tại quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới, mặc dù tâm lý vẫn mong manh vì tranh chấp thương mại Mỹ - Trung.
Đồng trên sàn giao dịch LME chốt phiên tăng 0,1% lên 5.960 USD/tấn. Giá đồng (dùng trong ngành điện và xây dựng) đã giảm gần 7% trong tháng này.
Kash Kamal, nhà phân tích thuộc BMO Capital Markets cho biết "việc bán tháo trong hầu hết tháng 5 bị chi phối rất nhiều bởi tâm lý yếu, chủ yếu do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc".
Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang có thể khiến chính quyền Trung Quốc nới lỏng tiền tệ và tài chính hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng.
Thị trường kim loại cơ bản đang đợi chỉ số sản xuất PMI của Trung Quốc, đặc biệt các đơn hàng mới và các thành phần xuất khẩu để đánh giá triển vọng nhu cầu trong những tháng tới.
Thị trường đồng dự kiến thiếu hụt 205.550 tấn trong năm nay và 172.000 tấn trong năm 2020, theo dự báo trung bình trong một khảo sát gần đây của Reuters. Theo Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế toàn cầu đã thiếu hụt 387.000 tấn đồng trong năm ngoái.
Dự trữ đồng trong kho của LME ở mức 185.575 tấn, giảm gần 20% kể từ ngày 7/5. Dự trữ trong kho theo dõi trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải ở mức 172.266 tấn, giảm 35% kể từ ngày 17/3.
Giá quặng sắt Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới trong phiên 28/5 do đặt cược vào nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép sẽ thắt chặt hơn từ Brazil, trong khi nhu cầu giao dịch vẫn nhộn nhịp.
Dự trữ quặng sắt tính tới ngày 24/5 tại các cảng của Trung Quốc giảm xuống 127,8 triệu tấn, thấp nhất kể từ đầu năm 2017, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa phiên tăng 0,4% lên 756,5 CNY (109,52 USD)/tấn, sau mức tăng khoảng 2,8% trong đầu phiên giao dịch lên tới 774,5 CNY/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể từ khi triển khai giao dịch kỳ hạn đối với mặt hàng nhập khẩu hàng đầu này của Trung Quốc vào năm 2013.
Quặng sắt giao ngay với hàm lượng 62% xuất sang Trung Quốc tăng lên mức đỉnh 5 năm tại 106,5 USD/tấn trong ngày 27/5 từ mức 103,5 USD trong ngày 24/5.
Sản lượng thép thô từ Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ hợp kim hàng đầu thế giới, tăng lên 85 triệu tấn trong tháng 4/2019, tăng 12,7% so với một năm trước.
Việc bổ sung dự trữ quặng sắt gần đây của các khách hàng Trung Quốc dẫn tới sụt giảm đáng kể dự trữ tại các cảng Trung Quốc, đẩy giá nhập khẩu qua đường biển lên hơn 100 USD/tấn.
Đồng CNY yếu so với USD cũng bổ sung đà tăng cho giá quặng sắt trong nước.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 2,75 US cent hay 3% lên 96,05 US cent/lb, trong phiên có lúc giá đạt 96,45 US cent, cao nhất kể từ ngày 4/4.
Việc mua vào tăng tốc khi giá vượt mức 95 US cent, cao nhất trong phiên trước đó. Hợp đồng này đã tăng 3 trong 5 phiên qua do lo ngại về thời tiết lạnh ở Brazil.
Đồng nội tệ của Brazil mạnh lên cũng hỗ trợ giá. Đồng real mạnh có thể không khuyến khích nhà sản xuất bán ra các hàng hóa định giá bằng USD như cà phê.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 4 USD hay 0,3% lên 1.372 USD/tấn. Sản lượng cà phê Kenya trong năm 2019/20 giảm xuống 650.000 bao, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, mức sản lượng thấp nhất của quốc gia này trong hơn 50 năm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2019 đóng cửa tăng 0,09 US cent hay 0,8% lên 11,75 USD/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 1,2 USD hay 0,4% lên 325,6 USD/tấn.
Thị trường được củng cố bởi nhu cầu tiếp tục mạnh đối với ethanol ngậm nước tại Brazil, thúc đẩy sử dụng tỷ lệ lớn mía để sản xuất nhiên liệu sinh học hơn là đường.
Yếu tố hỗ trợ khác là dấu hiệu tiêu thụ tại Liên minh Châu Âu có thể mạnh hơn so với dự đoán. Xuất khẩu đường của EU từ đầu niên vụ 2018/19 tới nay đạt tổng cộng 1,18 triệu tấn, giảm 50% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Việc các quỹ mua vào để đóng các hợp đồng bán có thể bổ sung phục hồi từ mức thấp nhất trong 7,5 tháng tại 11,36 US cent thiết lập vào ngày 21/5/2019.
Giá ngô kỳ hạn trên sàn Chicago tăng 4,1% lên mức cao nhất trong gần 3 năm, được hỗ trợ bởi việc trì hoãn gieo trồng tại khu vực Midwest sau những trận mưa lớn.
Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa phiên 28/5 tăng 16 US cent lên 4,20-1/4 USD/bushel. Trong phiên giá đã đạt 4,21 USD, cao nhất kể từ ngày 21/6/2016.
Giá ngô đã tăng 10 trong 11 phiên giao dịch vừa qua, tăng 69 US cent do kế hoạch gieo trồng bị chậm lại khắp khu vực Midwest. Gieo trồng muộn sẽ đe dọa giảm sản lượng vụ thu hoạch.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng do giá trên thị trường Thượng Hải và giá dầu đều tăng, với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2019 đóng cửa phiên 28/5 tăng 1,1 JPY lên 192,6 JPY/kg.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2019 bắt đầu giao dịch trong ngày 28/5 theo chuẩn mới, mở cửa tại 191,5 JPY/kg.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9/2019 tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 135 CNY hay 1,1% lên 11.930 CNY/tấn.
Tại Singapore hợp đồng cao su giao tháng 6/2019 trên sàn giao dịch SICOM tăng 0,1% lên 155,7 US cent/kg.

Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

59,14

+0,51

+0,9%

Dầu Brent

USD/thùng

70,11

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

43.610,00

-270,00

-0,62%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,59

+0,01

+0,19%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

194,94

-0,73

-0,37%

Dầu đốt

US cent/gallon

198,64

-0,61

-0,31%

Dầu khí

USD/tấn

616,00

-2,75

-0,44%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

60.260,00

-220,00

-0,36%

Vàng New York

USD/ounce

1.284,30

+1,80

+0,14%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.494,00

-15,00

-0,33%

Bạc New York

USD/ounce

14,33

+0,01

+0,03%

Bạc TOCOM

JPY/g

50,70

-0,60

-1,17%

Bạch kim

USD/ounce

797,97

-1,75

-0,22%

Palađi

USD/ounce

1.343,86

+1,41

+0,11%

Đồng New York

US cent/lb

269,30

-0,30

-0,11%

Đồng LME

USD/tấn

5.960,00

+5,00

+0,08%

Nhôm LME

USD/tấn

1.807,00

+7,00

+0,39%

Kẽm LME

USD/tấn

2.562,00

+2,00

+0,08%

Thiếc LME

USD/tấn

19.200,00

-100,00

-0,52%

Ngô

US cent/bushel

434,00

+13,75

+3,27%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

517,00

+12,25

+2,43%

Lúa mạch

US cent/bushel

318,50

+1,75

+0,55%

Gạo thô

USD/cwt

11,60

-0,05

-0,43%

Đậu tương

US cent/bushel

881,25

+25,25

+2,95%

Khô đậu tương

USD/tấn

320,40

+7,60

+2,43%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,66

+0,37

+1,36%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

454,90

+4,00

+0,89%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.450,00

-17,00

-0,69%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

96,05

+2,75

+2,95%

Đường thô

US cent/lb

11,75

+0,09

+0,77%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

104,40

+3,45

+3,42%

Bông

US cent/lb

69,30

-0,17

-0,24%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

307,50

-19,00

-5,82%

Cao su TOCOM

JPY/kg

195,40

+1,10

+0,57%

Ethanol CME

USD/gallon

1,55

+0,06

+3,89%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

Nguồn: Vinanet