Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi các nguồn tin trong ngành cho biết Nga sẽ xem xét việc tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng với OPEC.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent biển Bắc tăng 0,75 USD tương đương 1,3% lên 59,51 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 1,16 USD tương đương 2,3% lên 51,45 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm gần 22% từ đầu tháng 11 đến nay, và đang tiến tới tháng giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Sự gia tăng đều đặn nguồn cung dầu thô của Mỹ - hiện là nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới - đã gây áp lực lên giá dầu, trong bối cảnh Saudi Arabia đang nỗ lực tìm cách bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, phiên vừa qua giá dầu đã phục hồi sau khi một nguồn tin cho hay cuộc họp mới đây giữa Bộ trưởng Năng lượng Nga với các nhà lãnh đạo của các công ty sản xuất dầu của nước này cho biết quan điểm được đưa ra trong cuộc họp là Nga cần phải cắt giảm sản lượng, vấn đề chỉ còn là tốc độ và số lượng cắt giảm như thế nào. Cuộc gặp trên diễn ra trước thềm cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh sẽ diễn ra tại Vienna trong các ngày 6-7/12 tới.
Ông John Kilduff, đối tác của công ty Again Capital ở New York, cho biết thị trường hiện đang kỳ vọng rằng OPEC và các nước đồng minh có thể đưa ra mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày.
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết ông đang giữ liên lạc với OPEC và sẵn sàng tiếp tục hợp tác về nguồn cung nếu cần thiết, nhưng ông hài lòng với giá dầu ở mức 60 USD/thùng.
Dự trữ dầu thô Mỹ đang cao nhất một năm, chỉ thấp hơn 80 triệu thùng so với mức kỷ lục 535 triệu thùng hồi tháng 3/2017, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA).
Nhà đầu tư hiện tập trung sự chú ý vào hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Argentina, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 1/12 để bàn về thương mại.
“Chúng ta đã chứng kiến nguồn cung tăng mạnh trong khi lực cầu không vững chắc. Tuy nhiên, chúng ta có thể xác định một số xu hướng thương mại toàn cầu từ cuộc gặp G20 bắt đầu từ ngày 30/11”, Michael McCarthy, chiến lược gia tại CMC Markets & Stockbroking, cho biết.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững trong bối cảnh đồng USD hồi phục nhẹ và tín hiệu về khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay giá tăng 0,2% lên 1.223,75 USD/ounce vào cuối phiên, sau khi có lúc 1.228,96 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 22/11; vàng giao sau vững ở mức 1.224,10 USD/ounce.
Theo biên bản cuộc họp chính sách ngày 7-8/11 của Fed, hầu hết các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều nhất trí tiến hành thêm một đợt tăng lãi suất nữa khá sớm, đồng thời cũng thảo luận về thời điểm sẽ dừng tăng lãi suất. Trong năm nay, Fed đã ba lần tăng lãi suất.
George Gero, nhà quản lý tại RBC Wealth Management, nhận định tăng lãi suất vẫn được đánh giá là “trận gió ngược” đối với giá vàng. Bên cạnh đó, sự đi lên của thị trường chứng khoán cũng hỗ trợ đồng USD và gây sức ép đối với giá kim loại quý này.
Hiện nay, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý vào cuộc họp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), diễn ra ở Argentina.
Về những kim loại quý khác, giá bạc ổn định ở mức 14,31 USD/ounce; giá bạch kim giảm 0,2% xuống 819 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng, do các nhà đầu tư tích cực mua vào trước tin lãi suất cơ bản của Mỹ có thể sẽ tăng cao, song giao dịch bị hạn chế trước khi thông báo số liệu kinh tế của Trung Quốc và hội nghị thượng đỉnh G20.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,2% lên 6.212 USD/tấn, sau khi tăng 1,3% trong phiên liền trước. Xu hướng thị trường đang bị tác động bởi căng thẳng thương mại và nhu cầu yếu từ nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc.
Số liệu hôm thứ sáu (30/11/2018) dự kiến sẽ cho thấy, các nhà máy của Trung Quốc rất khó để tăng trưởng tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 11/2018. Chỉ số quản lý sức mua chính thức (PMI) dự kiến sẽ đạt 50,2, chỉ cao hơn mức trung bình 50.
Giá thép tại Trung Quốc giảm trở lại trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và nhu cầu yếu, trong khi đó quặng sắt tăng. Giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,2% xuống 3.605 CNY (502 USD)/tấn, sau khi đạt mức cao (3.665 CNY/tấn) trong đầu phiên giao dịch. Giá thép có thể sẽ giảm hơn nữa trong ngắn hạn, do nguồn cung vẫn ở mức cao và nhu cầu yếu, điều này sẽ không hỗ trợ giá thép hiện tại.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Đại Liên tăng 1,3% lên 476 CNY/tấn, trong phiên có lúc đạt 477,5 CNY/tấn.
So với mức đỉnh 7 năm được ghi nhận vào cuối tháng 8, giá thép thanh đã mất hơn 1/5. Giá thép và quặng sắt giảm một phần vì lo ngại kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại, kéo nhu cầu tiêu thụ thép trong lĩnh vực xây dựng và ôtô giảm theo. Theo dự báo của nhóm chuyên gia phân tích của Citigroup, nhu cầu tiêu thụ thép trong lĩnh vực xây dựng sẽ giảm 0,3% trong năm 2019, ngược với mức tăng trưởng ước tính 5% của năm nay.
Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp tới có giải quyết được bế tắc thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hay không thì thép Trung Quốc cũng đã rơi vào thị trường giá xuống trước đồn đoán kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại.
Nhu cầu suy yếu không phải là thách thức duy nhất mà thị trường thép và quặng sắt Trung Quốc phải đối mặt. Sản lượng thép nội địa năm 2018 dự báo đạt kỷ lục vì các nhà máy thép chạy đua tăng công suất trước khi chính phủ triển khai chiến dịch giảm sản xuất công nghiệp nặng trong mùa đông.
Trong bối cảnh kinh tế đang mất dần động lực tăng trưởng, Bắc Kinh cho phép chính quyền các địa phương tự lên kế hoạch giảm sản lượng. Vì vậy, một số chuyên gia cho rằng thị trường thép Trung Quốc sẽ khó có thể sớm thoát khỏi áp lực giảm. “Cán cân cung – cầu trên thị trường thép hiện nay cho thấy nguồn cung đang trở nên dư thừa”, chuyên gia phân tích Helen Lau tại Công ty Chứng khoán Argonaut cho biết.
“Theo tính toán của chúng tôi, biên lợi nhuận của một nhà máy sản xuất thép cuộn cán nóng giờ đang ở mức thấp nhất kể từ quý 2/2018. Chúng tôi dự đoán sản lượng thép sẽ giảm mạnh trong tháng tới”, ông Colin Hamilton, chuyên gia phân tích tại BMO Capital Markets, nói.
Theo số liệu của SteelHome, tồn kho thép thanh tại các kho thương mại ở Trung Quốc giảm xuống 3,08 triệu tấn tính đến giữa tháng 11, mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Giá thép giảm mạnh kéo theo biên lợi nhuận của ngành thép Trung Quốc, và điều này có thể dẫn tới việc các nhà máy tăng cường sử dụng thép chất lượng thấp hơn để giảm chi phí sản xuất. Đây là lần đầu tiên trong 3 năm qua các nhà máy thép Trung Quốc bị thua lỗ.
Trên thị trường nông sản, giá ca cao tăng 3%, sau đợt giảm kéo dài trong 3 tuần qua và đường cao nhất 3 tuần, trong khi giá cà phê giảm. Ca cao kỳ hạn tháng 3/2019 trên sàn New York tăng 44 USD tương đương 2,1% lên 2.165 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch tăng 3,1% lên 2.186 USD/tấn, cao nhất 8 ngày. Giá cà phê giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 15 GBP tương đương 0,9% lên 1.604 GBP/tấn.
Giá đường cũng tăng, đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 0,03 US cent tương đương 0,2% lên 12,87 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,21 US cent/lb, cao nhất 3 tuần. Trong khi đó, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 0,7 USD tương đương 0,2% xuống 346,7 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 353,8 USD/tấn, cao nhất 3 tuần. Triển vọng sản lượng đường tại EU suy giảm bởi thời tiết khô, trong khi nước xuất khẩu lớn Thái Lan chuyển đổi trồng mía đường sang trồng sắn.
Riêng cà phê sụt giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 1,6 US cent tương đương 1,4% xuống 1,123 USD/lb, trong đầu phiên giao dịch đạt 1,1515 USD/lb, cao nhất 8 ngày. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn giảm 5 USD tương đương 0,3% xuống 1.625 USD/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng cao nhất gần 2 tuần, được hỗ trợ từ giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải và giá dầu tăng nhẹ. Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,6 JPY lên 158,1 JPY (1,4 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 159,3 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 16/11/2018. So với mức thấp nhất 27 tháng trong ngày 21/11/2018, giá cao su đã tăng gần 5%. Đồng thời, giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn TOCOM tăng 1 JPY lên 145,4 JPY (1,28 USD)/kg và giá cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 10 CNY lên 10.870 CNY (1.566 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

51,45

+1,16

+2,3%

Dầu Brent

USD/thùng

59,51

+0,75

+1,3%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.420,00

+880,00

+2,17%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

4,63

-0,01

-0,28%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

145,24

-0,23

-0,16%

Dầu đốt

US cent/gallon

184,43

+0,07

+0,04%

Dầu khí

USD/tấn

554,75

+1,00

+0,18%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

57.200,00

+620,00

+1,10%

Vàng New York

USD/ounce

1.229,30

-1,10

-0,09%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.450,00

0,00

0,00%

Bạc New York

USD/ounce

14,38

-0,02

-0,15%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,20

-0,10

-0,19%

Bạch kim

USD/ounce

818,05

-1,75

-0,21%

Palađi

USD/ounce

1.186,50

+3,43

+0,29%

Đồng New York

US cent/lb

278,70

-0,25

-0,09%

Đồng LME

USD/tấn

6.212,00

+12,00

+0,19%

Nhôm LME

USD/tấn

1.940,00

+8,00

+0,41%

Kẽm LME

USD/tấn

2.470,00

+18,00

+0,73%

Thiếc LME

USD/tấn

18.525,00

+285,00

+1,56%

Ngô

US cent/bushel

373,25

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

507,50

-0,25

-0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,25

+1,50

+0,52%

Gạo thô

USD/cwt

10,92

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

887,25

0,00

0,00%

Khô đậu tương

USD/tấn

309,80

+0,30

+0,10%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,94

+0,03

+0,11%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

478,50

-0,70

-0,15%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.165,00

+44,00

+2,07%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

112,30

-1,60

-1,40%

Đường thô

US cent/lb

12,87

+0,03

+0,23%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

144,55

+4,85

+3,47%

Bông

US cent/lb

78,68

-0,20

-0,25%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

329,70

-7,00

-2,08%

Cao su TOCOM

JPY/kg

158,80

+0,70

+0,44%

Ethanol CME

USD/gallon

1,24

+0,01

+0,49%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg        

Nguồn: Vinanet