Kể từ ngày 1/9/2019, Mỹ chính thức áp mức thuế 15% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có giày, đồng hồ thông minh và máy thu hình màn hình phẳng, trong khi Trung Quốc áp mức thuế mới đối với dầu thô nhập khẩu từ Mỹ. Các động thái này đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành các cuộc đàm phán để giải quyết xung đột thương mại trong tháng 9/2019. Ông Trump cho biết mục tiêu của ông là giảm sự phụ thuộc về thương mại của Mỹ vào Trung Quốc và tiếp tục hối thúc các doanh nghiệp Mỹ tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu thay thế ngoài Trung Quốc.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi các mức thuế mới mà Mỹ và Trung Quốc áp dụng đối với hàng hóa của nhau bắt đầu có hiệu lực, làm dấy lên những quan ngại về tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu thế giới.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent trên sàn London giảm 59 US cent xuống 58,66 USD/thùng, sau khi có lúc được giao dịch ở mức 58,10 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York (Mỹ) giảm 33 US cent xuống 54,77 USD/thùng. Ngày 2/9 là Ngày Lễ Lao động của nước này nên giao dịch dầu Mỹ trầm lắng.
Theo nhà phân tích Harry Tchilinguirian của BNP Paribas, cho dù ông Trump cho rằng các cuộc đàm phán về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn diễn ra theo dự kiến, thì thị trường dầu vẫn phải “chịu đựng” tình trạng căng thẳng thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc và đang chờ đợi hành động hỗ trợ nền kinh tế trong nước của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Trong khi đó, Saudi Arabia ngày 2/9 đã bổ nhiệm ông Yasir al-Rumayyan, người đứng đầu quỹ chủ quyền của nước này, đảm nhận vị trí Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ quốc gia Aramco thay cho Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih.
Sản lượng dầu trong tháng 8/2019 của các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã tăng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2019 đến nay khi nguồn cung dầu gia tăng từ Iraq và Nigeria cao hơn mức sụt giảm sản lượng dầu do Saudi Arabia, nước sản xuất dầu hàng đầu trong OPEC, cắt giảm theo thỏa thuận của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Các công ty năng lượng của Mỹ cũng giảm số giàn khoan hoạt động trong tháng thứ 9 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2018. Theo báo cáo công bố ngày 30/8 của Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm trong tháng 6/2019, tháng giảm thứ 2 liên tiếp.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ khi nhà đầu tư lại tìm tới nơi trú ẩn an toàn để tránh cuộc thương chiến Mỹ - Trung. Tuy nhiên, đồng USD tăng giá đã hạn chế giá vàng đi lên.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.525,11 USD/ounce, sau khi đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tuần qua là 1.517,11 USD/ounce trong phiên trước đó. Trong khi đó, giá vàng giao sau tăng 0,3% lên 1.534,20 USD/ounce.
Giao dịch trên thị trường vàng cũng không sôi động khi các thị trường tài chính ở Mỹ đóng cửa nghỉ Lễ Lao động. Trong khi đó, vào đầu phiên giao dịch 2/9 tại thị trường Mỹ, đồng USD ở mức cao nhất trong hơn 2 năm qua so với giỏ các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác.
Theo nhà phân tích Georgette Boele của ABN Amro, hiện không có yếu tố nào tác động tới thị trường vàng ngoài việc đồng USD tăng giá. Trong khi đó, thị trường vàng không phản ứng quá mạnh đối với việc Mỹ và Trung Quốc áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của nhau do điều này đã được dự báo trước đó.
Về những kim loại quý khác, giá bạc đã tăng 0,1% lên 18,37 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,3% xuống còn 927,67 USD/ounce và giá palladium (pa-la-đi) giảm 0,7% xuống còn 1.520,74 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nickel tăng lên mức cao nhất 5 năm do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung, khi nước sản xuất hàng đầu – Indonesia – cho biết sẽ ngừng xuất khẩu quặng từ tháng 1/2020, sớm hơn 2 năm so với dự định ban đầu.
Giá nickel kỳ hạn trên sàn London tăng 0,9% lên 18.060 USD/tấn và tăng gần 70% trong năm nay. Trong phiên có lúc đạt 18.850 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2014.
Trong khi đó, đồng giảm 0,8% xuống 5.620 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 6/2017. Giá thiếc tăng 2,7% lên 16.800 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 17.575 USD/tấn, cao nhất 1 tháng.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng 6%, tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên mức cao nhất 2 tuần, được thúc đẩy bởi nhu cầu trong ngắn hạn tăng mạnh sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế nước này.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 6% lên 630 CNY (88,82 USD)/tấn.
Nhà phân tích Wu Shiping thuộc Tianfeng Futures cho biết: "Giá quặng sắt hồi phục trong ngắn hạn, phần lớn do nhu cầu nguyên liệu thô của các nhà máy thép tăng tạm thời. Tuy nhiên, giá quặng sắt được dự kiến sẽ giảm do mức giá này tương đối cao và nguồn cung đang hồi phục".
Đồng thời, giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 2,7% lên 3.407 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải tăng 2,3% lên 3.460 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2019 trên sàn ICE giảm 5 USD tương đương 0,4% xuống 1.329 USD/tấn. 
ca cao tại London tăng do đồng bảng Anh suy yếu, song triển vọng vụ thu hoạch 2019/20 tại Ivory Coast bội thu đã hạn chế đà tăng.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn ICE tăng 3,3 USD tương đương 1,1% lên 304,9 USD/tấn, sau khi giảm xuống mức thấp nhất 1,5 tháng (301 USD/tấn) trong ngày thứ sáu (30/8/2019).
Giá ca cao kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn London tăng 7 GBP tương đương 0,4% lên 1.716 GBP/tấn, rời khỏi mức thấp nhất 3,5 tháng (1.684 GBP/tấn) trong ngày thứ sáu (30/8/2019).
Giá cao su tại Tokyo giảm trong bối cảnh gia tăng lo ngại về nền kinh tế toàn cầu chậm lại, sau khi cuộc chiến tranh thuế quan mới giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực.
Giá cao su kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn TOCOM giảm 0,6 JPY (0,0057 USD) xuống 162,9 JPY/kg. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn TOCOM ở mức 141 JPY/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 5 CNY (0,7049 USD) xuống 11.750 CNY/tấn. Trong khi đó, giá cao su TSR20 kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 35 CNY lên 10.045 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

54,77

-0,33

Dầu Brent

USD/thùng

58,66

-0,59

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

36.110,00

-40,00

-0,11%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,32

+0,03

+1,31%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

150,36

-2,61

-1,71%

Dầu đốt

US cent/gallon

181,82

-1,91

-1,04%

Dầu khí

USD/tấn

559,50

+4,00

+0,72%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

53.770,00

-150,00

-0,28%

Vàng New York

USD/ounce

1.533,50

+4,10

+0,27%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.200,00

+11,00

+0,21%

Bạc New York

USD/ounce

18,48

+0,14

+0,75%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,70

+0,10

+0,16%

Bạch kim

USD/ounce

936,28

+5,73

+0,62%

Palađi

USD/ounce

1.541,31

+4,53

+0,29%

Đồng New York

US cent/lb

253,95

-1,20

-0,47%

Đồng LME

USD/tấn

5.620,00

-32,00

-0,57%

Nhôm LME

USD/tấn

1.749,00

-4,00

-0,23%

Kẽm LME

USD/tấn

2.244,00

+39,00

+1,77%

Thiếc LME

USD/tấn

16.800,00

+450,00

+2,75%

Ngô

US cent/bushel

369,25

-0,50

-0,14%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

461,50

-1,00

-0,22%

Lúa mạch

US cent/bushel

269,00

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

11,96

+0,01

+0,04%

Đậu tương

US cent/bushel

865,50

-3,50

-0,40%

Khô đậu tương

USD/tấn

295,30

0,00

0,00%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,64

-0,17

-0,59%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

447,10

-0,90

-0,20%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.222,00

+37,00

+1,69%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

96,85

+1,60

+1,68%

Đường thô

US cent/lb

11,14

-0,07

-0,62%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

103,75

-4,25

-3,94%

Bông

US cent/lb

58,05

-0,78

-1,33%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

371,00

-0,20

-0,05%

Cao su TOCOM

JPY/kg

162,30

-0,60

-0,37%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

0,00

-0,22%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

Nguồn: Vinanet