Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ sau tin cơn bão nhiệt đới Gordon đổ bộ đã ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng năng lượng ở vùng vịnh Mexico thuộc Mỹ. Tuy vậy, đà tăng của giá dầu đã bị hạn chế do đồng USD mạnh lên và báo cáo cho thấy lượng dầu dự trữ tại trung tâm Cushing, Oklahoma tăng lên.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng 7 US cent lên 69,87 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 71,40 USD/thùng. Thị trường năng lượng Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Lao động ngày 3/9. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2 US cent lên 78,17 USD/thùng, sau khi có lúc đạt 79,72 USD/thùng.
Hai loại dầu chủ chốt này đều tăng mạnh lúc đầu phiên trong bối cảnh nhiều nhà sản xuất dầu đã sơ tán công nhân để tránh cơn bão nhiệt đới Gordon và tạm ngừng sản xuất dầu và khí đốt ở khu vực này hôm 3/9. Tuy nhiên, cơn bão Gordon đã chuyển hướng, qua đó làm dịu mối lo ngại đối với các khu vực sản xuất chính và phần lớn các nhà máy lọc dầu ngoài khơi vùng Vịnh. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, vùng Vịnh Mexico là nơi sản xuất 17% sản lượng dầu thô và 5% sản lượng khí tự nhiên mỗi ngày của nước này.
Tuy nhiên, báo cáo cho thấy lượng dầu dự trữ tại khu vực Cushing, Oklahoma, đã tăng gần 754.000 thùng trong khoảng thời gian từ ngày 24-31/8 ngăn cản giá tăng mạnh.
Bên cạnh đó, chỉ số đồng USD tăng lên cũng tác động xấu lên giá dầu, khiến mặt hàng được giao dịch bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn với những nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền tệ khác.
Thị trường dầu thế giới đã thắt chặt lại trong tháng trước, qua đó đẩy giá dầu Brent tăng hơn 10% kể từ giữa tháng 8/2018. Các nhà đầu tư giảm dần nhập khẩu dầu từ Iran trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ lên Tehran bắt đầu có hiệu lực vào tháng Mười Một tới.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm do lo ngại căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc tác động tiêu cực tới các thị trường tiền tệ mới nổi đã đẩy giới đầu tư tới đồng USD- được coi là an toàn hơn vào thời điểm hiện tại.
Vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.193,78 USD/ounce vào cuối phiên, trước đó có lúc xuống mức thấp nhất 2,5 tuần là 1.189,20 USD/ounce; giá vàng giao tháng 12/2018 cũng hạ 7,5 USD (0,6%), xuống 1.199,20 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD- thước đo đánh giá diễn biến đồng bạc xanh so với rổ các đồng tiền chủ chốt- tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các đồng tiền tại một số thị trường mới nổi như peso của Argentina, lira của Thổ Nhĩ Kỳ, rand của Nam Phi, real của Brazil, rupiah của Indonesia và rupee của Ấn Độ đồng loạt giảm sâu do giới đầu tư lo ngại rằng những nền kinh tế định hướng theo xuất khẩu này sẽ bị ảnh hưởng bởi sức nóng ngày càng gia tăng của cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Giá vàng đã giảm khoảng 8% kể từ đầu năm nay, do xu hướng nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bất ổn thương mại toàn cầu và cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thổ Nhĩ kỳ khiến giới đầu tư tăng cường mua vào đồng USD.
Theo Vandana Bharti, trợ lý phó chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường hàng hóa SMC Comtrade Ltd nhận định, giá vàng có thể trở về mức hỗ trợ là 1.180 USD/ounce trong thời gian tới.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm xuống mức thấp nhất hai năm rưỡi là 13,97 USD/ounce, trước khi phục hồi lên mức 14,14 USD/ounce, giảm 2,2% so với phiên trước. Giá bạch kim cũng hạ 1,4%, xuống 772,50 USD/ounce, còn giá palađi mất 0,2%, xuống 980,05 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nickel chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2018, dẫn đầu các kim loại trên sàn London giảm, do lo ngại cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang đã hỗ trợ đồng USD và nhấn chìm hàng hóa. Nickel kỳ hạn giao sau 3 tháng kết thúc phiên giảm 2,5% xuống 12.470 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 19/1/2018 và giảm phiên thứ 5 liên tiếp, do dự trữ quặng nickel và thép không gỉ tại Trung Quốc gia tăng.
Giá thép tại Trung Quốc kết thúc phiên tăng trở lại, trong bối cảnh lo ngại khả năng cắt giảm sản xuất tại thành phố sản xuất thép hàng đầu của nước này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung.
Giá thép cây kỳ hạn giao sau trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 4.115 CNY (602,61 USD)/tấn, do dự kiến thành phố Đường Sơn – trung tâm sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc – có thể đưa ra biện pháp cắt giảm sản xuất mới trong tháng 9/2018, nhằm hạn chế lượng khí thải từ ngành công nghiệp nặng này.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica có lúc giảm xuống mức thấp nhất hơn 12 năm, cà phê robusta chạm mức thấp nhất 2,5 năm, do các quỹ đầu tư đẩy mạnh bán ra, trong khi nguồn cung dồi dào và đồng real Brazil suy yếu khiến xuất khẩu trở nên hấp dẫn hơn. rabica kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 0,35 US cent, tương đương 0,3% xuống 1,0145 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 98,65 US cent/lb, thấp nhất kể từ tháng 7/2006. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2018 giảm 14 USD tương đương 0,9% xuống 1.475 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.465 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 3/2016.
Giá lúa mì kỳ hạn trên sàn Chicago giảm 2,5% xuống mức thấp nhất 1 tuần, sau khi Bộ Nông nghiệp Nga thông báo kế hoạch không hạn chế xuất khẩu ngũ cốc. Giá lúa mì mềm, đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 12/2018 trên sàn Chicago giảm 14 US cent xuống 5,31-1/2 USD/bushel.
Giá ngô tăng được hậu thuẫn từ thông tin cho rằng, Argentina có kế hoạch sẽ áp thuế xuất khẩu 10,2% đối với ngũ cốc, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu nguồn cung Mỹ, và giá đậu tương kết thúc phiên tăng nhẹ. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2018 trên sàn Chicago tăng 3/4 US cent lên 8,44-1/4 USD/bushel và ngô kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 3-1/4 US cent lên 3,68-1/4 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 23/8/2018.
Giá cao su tại Tokyo giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải, trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc có trị giá 200 tỉ USD vào đầu tuần này. Các biện pháp trừng phạt mới nhất nhằm buộc Bắc Kinh cải thiện cơ hội tiếp cận thị trường, cắt giảm trợ cấp công nghiệp và giảm thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ.
Giá cao su kỳ hạn tháng 2/2019 trên sàn Tokyo giảm 0,3 JPY xuống 168,8 JPY (1,51 USD)/kg, trong đầu phiên giao dịch chạm 168,5 JPY/kg, thấp nhất 2 tuần. Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 100 CNY, tương đương 0,8% xuống 11.975 CNY (1.753 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

 

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,87

+0,07

 

Dầu Brent

USD/thùng

78,17

+0,02

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

51.060,00

+130,00

+0,26%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,82

-0,01

-0,21%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

199,53

+0,11

+0,06%

Dầu đốt

US cent/gallon

225,70

+0,23

+0,10%

Dầu khí

USD/tấn

695,00

-3,25

-0,47%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

69.270,00

+190,00

+0,28%

Vàng New York

USD/ounce

1.198,50

-0,60

-0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.271,00

-6,00

-0,14%

Bạc New York

USD/ounce

14,19

+0,01

+0,07%

Bạc TOCOM

JPY/g

50,70

-1,10

-2,12%

Bạch kim

USD/ounce

779,70

+1,23

+0,16%

Palađi

USD/ounce

985,85

+5,01

+0,51%

Đồng New York

US cent/lb

259,85

-0,35

-0,13%

Đồng LME

USD/tấn

5.815,00

-152,00

-2,55%

Nhôm LME

USD/tấn

2.062,00

-35,00

-1,67%

Kẽm LME

USD/tấn

2.415,50

-47,50

-1,93%

Thiếc LME

USD/tấn

18.825,00

-15,00

-0,08%

Ngô

US cent/bushel

369,25

+1,00

+0,27%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

534,50

+3,00

+0,56%

Lúa mạch

US cent/bushel

247,00

+1,00

+0,41%

Gạo thô

USD/cwt

10,82

-0,01

-0,14%

Đậu tương

US cent/bushel

848,00

+3,75

+0,44%

Khô đậu tương

USD/tấn

312,20

+1,00

+0,32%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,81

+0,03

+0,10%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

497,00

+0,20

+0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.332,00

-4,00

-0,17%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

101,45

-0,35

-0,34%

Đường thô

US cent/lb

10,64

+0,04

+0,38%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

155,25

+0,80

+0,52%

Bông

US cent/lb

82,91

+0,13

+0,16%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

419,00

+7,20

+1,75%

Cao su TOCOM

JPY/kg

169,00

+0,20

+0,12%

Ethanol CME

USD/gallon

1,32

0,00

-0,08%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet