Năng lượng: Giá dầu tăng tuần thứ 2 liên tiếp, khí gas giảm
Phiên cuối tuần giá tăng do chứng khoán tăng điểm và các nhà đầu tư mua mạnh bởi cho rằng căng thẳng địa chính trị gia tăng sẽ hậu thuẫn giá dầu trong những ngày tới.
Kết thúc phiên, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 4/2018 trên sàn New York tăng 1,15 USD (1,9%), lên 62,34 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 62,54 USD – cao nhất kể từ ngày 7/3; dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2018 trên sàn London cũng tăng 1,09 USD (1,7%), lên 66,21 USD/thùng, trong phiên có lúc giá đạt 66,42 USD, cao nhất hơn 2 tuần. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 0,4%, còn dầu Brent tăng 1%, là tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Triển vọng vào nhu cầu tiêu thụ tiếp tục sáng lên, sau khi báo cáo sơ bộ của đại học Michigan cho hay chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng Ba tăng cao hơn dự kiến, lên 102 điểm, mức cao nhất trong 14 năm qua.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng xăng dự trữ của nước này giảm 6,3 triệu thùng trong tuần trước (kết thúc ngày 9/3), so với mức dự kiến giảm 1,2 triệu thùng của các nhà phân tích. Dự trữ các sản phẩm chưng cất, bao gồm diesel và dầu sưởi ấm, cũng giảm 4,4 triệu thùng so với con số dự kiến giảm 1,5 triệu thùng.
Ngoài ra, nhu cầu năng lượng thế giới tăng lên cùng với việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (gồm Nga) nỗ lực cắt giảm sản lượng của cũng giúp dầu mỏ duy trì mức giá trên 60 USD/thùng. Tuy nhiên, IEA lưu ý rằng, việc nguồn cung dầu mỏ gia tăng đang hạn chế đà tăng giá của dầu thô. Theo IEA, nguồn cung năng lượng từ các nước ngoài OPEC, trong đó có Mỹ, sẽ tăng thêm 1,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm nay. Trong khi đó, nhu cầu dầu mỏ trên thị trường sẽ chỉ tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Báo cáo của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes khiến lo ngại về nguồn cung gia tăng khi cho thấy số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này tăng thêm bốn giàn, lên 800 giàn, sau khi chứng kiến tuần sụt giảm đầu tiên trong bảy tuần vào tuần trước. Tuy vậy, ông Robert Yawger, giám đốc năng lượng tại Mizuho Securities, khả năng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp khó khăn hơn trong đàm phán về vấn đề hạt nhân với Iran hoặc việc áp dụng lệnh cấm đối với xuất khẩu dầu của Venezuela sẽ phần nào hạn chế nguồn cung dầu trong ngắn hạn.
Đối với mặt hàng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), giá tại châu Á tuần này giảm do nhu cầu yếu đi ở khu vực Bắc Á bởi dự báo nhiệt độ sẽ tăng lên và Nhật Bản khởi động lại các nhà máy điện nguyên tử làm hạn chế nhu cầu khí gas dùng trong phát điện.
Khí gas giao tháng 5 giảm xuống mức khoảng 7,7 USD/mmBtu, thấp nhất kể từ 22/9/2017. Công ty năng lượng Nhật Bản Tohoku Electric Power Co Inc đã mua một chuyến kỳ hạn giao tháng 5 với giá 7,75 – 7,85 USD/mmBtu, rẻ hơn mức 8,3-8,4 USD họ trả cho hợp đồng kỳ hạn giao tháng 4, cho thấy khả năng nguồn cung sẽ dư thừa trong thời gian tới. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, giá khí gas châu Á giao ngay hiện vẫn cao hơn do nguồn cung sụt giảm từ Papua New Guinea sau trận động đất lớn hồi cuối tháng 2.
Về các yếu tố cơ bản, nhu cầu LNG của Hàn Quốcc có thể sẽ tăng lên khi nước này có xu hướng đóng cửa dần các nhà máy phát điện từ sử dụng nhiên liệu than đúng lúc các nhà máy điện nguyên tử nghỉ bảo dưỡng. Còn tại Ấn Độ, nhu cầu cũng tăng khi công ty Gail (India) tìm mua 2 chuyến hàng kỳ hạn giao tháng 4 – tháng 5 và Bharat Petroleum Corp Ltd tìm mua một chuyến giao giữa tháng 4. Tuy nhiên tại Trung Quốc nhu cầu trong lĩnh vực công nghiệp giảm sút, cộng với nguồn cung mới sẽ gia tăng có thể tiếp tục gây áp lực giảm giá.
Kim loại quý: Giá vàng giảm mạnh nhất 3 tuần
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.312,36 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm 0,8%; trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2018 giảm 5,5 USD (0,4%) xuống 1.312,30 USD/ounce.
Các chuyên gia nhận định triển vọng Fed nâng lãi suất đang đẩy lợi suất trái phiếu và đồng USD lên cao hơn, qua đó làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, lĩnh vực phi nông nghiệp trong tháng 2/2018 đã tạo mới được 313.000 việc làm, mức cao nhất kể từ tháng 7/2016 và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ổn định ở mức 4,1% trong tháng thứ năm liên tiếp. Số liệu lạc quan này đã khiến nhiều nhà đầu tư vững tin dự đoán rằng Fed sẽ tăng lãi suất ba lần trong năm nay.
Theo các chuyên gia, sự vững mạnh của thị trường lao động và triển vọng lạm phát tăng ổn định có thể thúc đẩy Fed nâng lãi suất tại cuộc họp ngày 20-21/3. Cơ quan này dự kiến sẽ tiến hành ba đợt nâng lãi suất trong năm nay, song các nhà kinh tế dự báo Fed sẽ điều chỉnh nâng lên bốn đợt tại cuộc họp tới.
Tuy nhiên, đà giảm được kiềm chế bởi biến động chính trị ở Mỹ và căng thẳng giữa Anh và Nga thúc đẩy nhu cầu tìm đến những tài sản an toàn. Ngày 15/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lên tiếng chỉ trích lập trường của nước Anh liên quan vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc, đồng thời cảnh báo Moskva đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả London trong vụ việc này. Trước đó ngày 14/3, Thủ tướng Theresa May tuyên bố London đình chỉ hoạt động tiếp xúc ngoại giao cấp cao với Nga và trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga tại nước Anh, sau khi London cáo buộc Moskva đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.
Trong những năm gần đây, giá vàng luôn giảm trước cuộc họp của Fed và tăng trở lại sau đó. Hiện một yếu tố đang hỗ trợ tích cực cho giá kim loại quý này là sự thiếu chắc chắn ở chính trường Mỹ và lo ngại thuế nhôm và thép mà nước này áp dụng có thể gây bất ổn trên toàn cầu. Một số chuyên gia cho rằng những điều này sẽ giữ cho giá vàng ở trên mức 1.300 USD.
Đối với các kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,5% trong ngày và 1,9% trong tuần xuống 16,29 USD/ounce, bạch kim giảm 0,5% trong ngày và 1,6% trong tuần xuống 949,1 USD/ounce; còn palađi tăng 0,7% trong ngày và không thay đổi trong tuần kết thúc ở 993,1 USD/ounce.
Nông sản: Giá đường và cà phê giảm, cao su và chè tăng
Giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng bởi dự báo nguồn cung dồi dào. Kết thúc phiên cuối tuần, arabica giao tháng 5 giảm 0,7 US cent tương đương 0,6% xuống 1,1805 USD/lb, mức thấp nhất kể từ tháng 6. Tính chung cả tuần giá giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Robusta trái lại tăng 17 USD tương đương 1% lên 1.745 USD/tấn.
Dự trữ cà phê xanh của Mỹ đã giảm tháng thứ 7 liên tiếp, xuống 6,5 triệu tấn trong tháng 2. Tuy nhiên, con số này vẫn đang quanh mức cao nhất trong lịch sử.
Giá đường tiếp tục giảm do lo ngại nguồn cung tiếp tục dư thừa nhiều, với đường trắng giao tháng 5 lúc đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần giảm 70 US cent (0,2%) xuống 348,30 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 346,20 USD/tấn - thấp nhất hai năm rưỡi, còn đường thô cũng giảm 0,09 US cent (0,7%) xuống 12,65 US cent/lb. Tính chung cả tuần giá đường trắng giảm 2,5%, còn đường thô giảm,1,5%.
Đối với mặt hàng cao su, giá trên sàn TOCOM phiên cuối tuần giảm 1,7% do đồng yen mạnh lên và giá tại Thượng Hải giảm bởi lo ngại tồn trữ mặt hàng này đang gia tăng. Hợp đồng giao tháng 8 giảm 3,4 JPY xuống 191,8 JPY (1,82 USD)/kg. Trong khi đó tại Thượng Hải, hợp đồng giao tháng 5 giảm 200 NDT xuống 12.580 NDT (1.989 USD)/tấn. Tuy nhiên, do mấy phiên giữa tuần tăng nên tính chung cả tuần giá tại Tokyo vẫn tăng 1,1%; giá tại các nước sản xuất chủ chốt là Thái Lan, Malaysia và Indonesia tuần qua cũng đồng loạt tăng nhẹ. Dự trữ cao su tại Thượng Hải tăng 0,1% trong vòng một tuần qua, còn tại Nhật Bản hiện đang ở mức cao nhất hơn 3 năm.
Giá chè tại Bangladesh trong phiên đấu giá tuần này tăng, kết thúc chuỗi 6 tuần liên tiếp giảm khi khách hàng tăng cường mua vào. Hiện giá đạt trung bình 196,54 taka (2,80 USD)/kg, so với mức 184,12 taka của phiên tuần trước.
Từ nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới trong thập kỷ 90, Bangladesh hiện trở thành nhà nhập khẩu ròng mặt hàng này, với tiêu thụ nội địa không ngừng tăng lên.
Nguồn cung chè thế giới tiếp tục được cải thiện. Sản lượng của Sri Lanka năm 2017 tăng lần đầu tiên sau 4 năm giảm trước đó với mức tăng 5%, và tiếp tục tăng 11,9% trong tháng 1/2018 so với cùng kỳ năm trước; sản lượng của Malawi cũng tăng 6%; trong khi của Bangladesh năm 2016 tăng mạnh 27%.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

10/3

17/3

17/3 so với 16/3

17/3 so với 16/3 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

62,04

62,34

+1,15

+1,88%

Dầu Brent

USD/thùng

65,49

66,21

+1,09

+1,67%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.700,00

40.680,00

+480,00

+1,19%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,73

2,69

+0,01

+0,26%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

190,43

194,59

+2,11

+1,10%

Dầu đốt

US cent/gallon

188,66

191,18

+1,89

+1,00%

Dầu khí

USD/tấn

575,75

581,25

+5,75

+1,00%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

55.610,00

56.770,00

+540,00

+0,96%

Vàng New York

USD/ounce

1.324,00

1.312,30

-5,50

-0,42%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.532,00

4.471,00

-6,00

-0,13%

Bạc New York

USD/ounce

16,61

16,27

-0,15

-0,91%

Bạc TOCOM

JPY/g

56,90

55,60

-0,40

-0,71%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

965,60

950,10

-4,88

-0,51%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

998,23

994,79

+7,39

+0,75%

Đồng New York

US cent/lb

313,60

310,75

-2,00

-0,64%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.962,00

6.888,00

-32,00

-0,46%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.120,00

2.085,00

0,00

0,00%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.277,00

3.260,00

+25,00

+0,77%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.400,00

21.000,00

-25,00

-0,12%

Ngô

US cent/bushel

390,50

382,75

-4,00

-1,03%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

489,25

467,75

-11,00

-2,30%

Lúa mạch

US cent/bushel

262,50

242,25

-8,75

-3,49%

Gạo thô

USD/cwt

12,33

12,46

+0,05

+0,40%

Đậu tương

US cent/bushel

1.039,25

1.049,50

+8,75

+0,84%

Khô đậu tương

USD/tấn

373,60

372,90

+1,90

+0,51%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,59

31,98

-0,08

-0,25%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

514,90

523,10

+1,10

+0,21%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.465,00

2.522,00

-14,00

-0,55%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

120,15

118,05

-0,70

-0,59%

Đường thô

US cent/lb

12,84

12,65

-0,09

-0,71%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

140,35

138,30

-0,50

-0,36%

Bông

US cent/lb

84,52

82,85

-0,68

-0,81%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

483,40

489,10

-5,30

-1,07%

Cao su TOCOM

JPY/kg

190,80

191,10

-0,70

-0,36%

Ethanol CME

USD/gallon

1,51

1,49

-0,02

-1,39%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet