Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh
Phiên cuối tuần, giá dầu tiếp tục nối dài đà khởi sắc khi tăng khoảng 1% do những lo ngại Mỹ có thể tấn công Iran và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ Trung Đông, khu vực chiếm hơn 20% sản lượng dầu thế giới.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá dầu Brent tăng 75 UScent tương đương 1,2% lên 65,20 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 36 UScent, hay 0,6% lên 57,43 USD/thùng.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran và Venezuela đã ảnh hưởng đến sản lượng và hoạt động xuất khẩu dầu của hai nước này. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Saudi Arabia và OPEC tăng sản lượng để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung từ Iran.
Tuy nhiên, các nguồn tin từ OPEC mới đây cho hay các nước sản xuất dầu vùng Vịnh thuộc tổ chức này sẽ duy trì sản lượng dầu thô tháng Bảy trong mức mục tiêu của OPEC, bất chấp thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của OPEC và các đồng minh, hay OPEC+, theo kế hoạch sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng Sáu.
Đây là dấu hiệu cho thấy các nhà xuất khẩu dầu mỏ vùng Vịnh chưa sẵn sàng tăng sản lượng và dường như họ muốn kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ sang nửa cuối năm 2019. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa cho biết liệu nước này có nhất trí việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng nói trên hay không. Một nguồn tin từ OPEC cho hay Nga hiện là nước duy nhất trong OPEC+ chưa đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề này.
OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna vào ngày 1/7 để quyết định chính sách sản lượng và cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra trong ngày 2/7.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.394,34 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2019 tăng 0,2% đạt mức 1.400,10 USD/ounce, Trong phiên, có lúc giá đã tăng lên 1,410,78 USD/ounce, mức cao chưa từng thấy kể từ đầu tháng 9/2013 và đánh dấu tuần tăng mạnh nhất trong hơn 3 năm. Tính chung cả tuần, vàng đã tăng hơn 4% do khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất và những lo ngại về một cuộc tấn công quân sự của Mỹ chống lại Iran và những mâu thuẫn thương mại toàn cầu, đặc biệt Mỹ-Trung.
Các chuyên gia nhận định trong tuần tới có 3 yếu tố sẽ ảnh hưởng chủ chốt tới thị trường vàng, đó là Fed, căng thẳng địa chính trị và yếu tố kỹ thuật.
Triển vọng lãi suất giảm, và sự mất giá của đồng USD do khả năng Fed hạ lãi suất, giúp tạo ra một bước ngoặt lớn cho giá vàng sau một thời gian dài lình xình. Tiếp đó, xung đột giữa Mỹ và Iran leo thang mạnh, đặc biệt sau khi Iran bắn rơi một thiết bị bay không người lái của Mỹ, càng đẩy giá vàng lên cao hơn. Và cuối cùng, việc giá vàng vượt ngưỡng cản kỹ thuật 1.350 USD đã "kích hoạt" một làn sóng mua vào để đóng trạng thái bán khống, kết hợp với mua để đầu cơ giá lên.
Bất kỳ một dấu hiệu nào mới về sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ đều có thể củng cố khả năng Fed hạ lãi suất, theo đó đẩy giá vàng tăng thêm. Thống kê công bố hôm thứ Sáu cho thấy ngành sản xuất của Mỹ đứng trước khả năng suy giảm trong tháng 6. Các dữ liệu được chú ý nhiều tuần tới bao gồm con số về tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ và niềm tin tiêu dùng.
Vè vấn đề Iran, cho đến hiện tại, lập trường chuyển sang mềm mỏng của FED là động lực tăng giá chủ chốt của vàng. Tuy nhiên, nếu quan hệ giữa Mỹ với Iran xấu đi thêm, thì một làn sóng mua vàng tiếp theo có thể xuất hiện. Giới chức Mỹ nói Iran hiện từ chối các nỗ lực giải quyết bất đồng thông qua con đường ngoại giao. Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thêm các biện pháp trừng phạt lên Iran. Tất cả những căng thẳng này đặt ra nguy cơ hành động quân sự có khả năng gây ảnh hưởng ngay lập tức và sâu rộng ở Trung Đông, cả về mặt kinh tế và chính trị.
Trong khi đó, ông Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh khối G20 ở Osaka, Nhật Bản vào ngày 28-29/6. Nếu hai bên không đạt nhất trí về một hướng đi nhằm xuống thang chiến tranh thương mại, thì thị trường sẽ càng lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu. "Nguy cơ suy thoái kinh tế sẽ rất có lợi cho giá vàng", ông Hansen nhận định.
Theo đánh giá của trang Kitco News, ngưỡng kháng cự mạnh tiếp theo của giá vàng là 1.450 USD/oz, còn ngưỡng hỗ trợ chủ chốt là 1.361,5 USD/oz. Nếu ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, giá vàng sẽ tăng mạnh hơn, còn nếu ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng, giá vàng có thể rơi sâu.
Một số chuyên gia được Kitco khảo sát đều đưa ra nhận định lạc quan, cho rằng giá vàng còn có thể tăng cao hơn từ mức hiện tại.
Kim loại công nghiệp: Giá sắt thép tăng
Giá quặng sắt của Trung Quốc tiếp tục tăng trong phiên cuối tuần sau khi chạm mức cao kỷ lục trong phiên liền trước, do lo ngại gia tăng về nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh giao hàng giảm từ Rio Tinto và nhu cầu vẫn đang cao. Công ty khai thác khổng lồ Rio Tinto đã hạ thấp mức giao quặng sắt mà họ dự kiến sẽ vận chuyển từ khu vực sản xuất quan trọng Pilbara ở Úc lần thứ ba kể từ tháng Tư. Sản lượng quặng sắt năm 2019 của Rio Tinto dự kiến giảm còn 320 triệu tấn so với kỳ vọng trước đó là 328 triệu tấn, và cũng giảm 5 triệu tấn dự báo năm 2020 do lo ngại rủi ro có thể sẽ tràn sang năm tới.
Với triển vọng nguồn cung khan hiếm trong tháng tới, giá quặng sắt Đại Liên đóng cửa cao hơn 0,8% đạt mức 820 CNY(119,24 USD), sau khi tăng lên mức đỉnh mới 837 CNY/tấn hôm thứ Năm. Nhu cầu về nguyên liệu sản xuất thép tiếp tục mạnh mẽ mặc dù sản xuất bị hạn chế ở một số khu vực, bao gồm cả trung tâm thép hàng đầu Đường Sơn. Dự trữ thép tại các thương nhân Trung Quốc tiếp tục tăng trong tuần này, tăng 131.300 tấn lên 11,34 triệu tấn, theo Mysteel.
Mặc dù lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu suy yếu, giá thanh cốt thép Thượng Hải tăng 1,6% lên 3.859 CNY, trong khi hợp đồng thép cuộn cán nóng tăng 2,1% lên 3.760 CNY/tấn.
Nông sản: Giá cà phê tăng, đường giảm
Phiên cuối tuần, giá cà phê Arabica giảm 1,15 cent, tương đương 1,1%, xuống còn 1,0065 USD/lb sau khi leo lên mức cao hơn một tuần là 1,0275 USD/lb. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng 2,7% nhờ đồng real Brazil vững giá và USD yếu hơn. Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9 giảm 5 USD trong cùng phiên, tương đương 0,4%, xuống còn 1.414 USD/tấn.
Giá đường thô trên sàn ICE đã giảm phiên thứ năm liên tiếp do lo ngại mùa mưa đến muộn tại Ấn Độ gây khô hạn và nguồn cung đường Thái Lan tràn ngập thị trường. Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 giảm 0,2 cent trong phiên ngày thứ Sáu, tương đương 1,6%, còn 12,48 cent/lb sau khi giảm xuống còn 12,42 cent, mức thấp nhất hai tuần. Tính chung cả tuần, giá giảm 3,4%. Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2019 giảm 7,10 USD, tương đương 2,1%, xuống 324,6 USD/tấn.
Giá cao su cũng giảm trong phiên cuối tuần, với hợp đồng giao tháng 11/2019 trên sàn Tokyo giảm do đồng JPY mạnh hơn so với USD. Chốt phiên, giá giảm 1,2 JPY, tương đương 0,6%, xuống 199,3 JPY (1,86 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá giảm 1,3%. Giá cao su TSR20 giao tháng 12 đã giảm 0,4% xuống 159,9 JPY/kg. Tại Thượng Hải, giá cao su ổn định ở mức 11.745 CNY(1.714 USD)/tấn. Trong khi tại Singapore, giá cao su giao tháng 7 đạt mức 148,2 Uscent/kg, giảm 0,1%.

Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá 15/6

Giá 22/6

22/6 so với 21/6

22/6 so với 21/6 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,51

57,43

+0,36

+0,63%

Dầu Brent

USD/thùng

62,01

65,20

+0,75

+1,16%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

38.750,00

40.610,00

+580,00

+1,45%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,39

2,19

+0,00

+0,05%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

173,25

185,61

+6,98

+3,91%

Dầu đốt

US cent/gallon

182,94

191,58

+3,15

+1,67%

Dầu khí

USD/tấn

564,00

587,00

+7,50

+1,29%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.350,00

57.770,00

+720,00

+1,26%

Vàng New York

USD/ounce

1.344,50

1.400,10

+3,20

+0,23%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.673,00

4.811,00

+16,00

+0,33%

Bạc New York

USD/ounce

14,80

15,37

-0,20

-1,27%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,00

53,20

+0,10

+0,19%

Bạch kim

USD/ounce

804,91

809,88

+2,34

+0,29%

Palađi

USD/ounce

1.468,58

1.504,46

+17,58

+1,18%

Đồng New York

US cent/lb

263,10

270,40

-0,80

-0,29%

Đồng LME

USD/tấn

5.822,00

5.971,00

-2,00

-0,03%

Nhôm LME

USD/tấn

1.764,50

1.767,50

-13,50

-0,76%

Kẽm LME

USD/tấn

2.453,00

2.433,00

-35,00

-1,42%

Thiếc LME

USD/tấn

19.205,00

19.025,00

-150,00

-0,78%

Ngô

US cent/bushel

463,50

453,25

-9,75

-2,11%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

542,00

526,75

-8,75

-1,63%

Lúa mạch

US cent/bushel

302,75

285,50

-12,00

-4,03%

Gạo thô

USD/cwt

11,64

11,70

-0,20

-1,68%

Đậu tương

US cent/bushel

923,50

928,75

-11,50

-1,22%

Khô đậu tương

USD/tấn

331,90

325,00

-5,90

-1,78%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,33

28,98

+0,04

+0,14%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

470,30

469,30

-6,70

-1,41%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.496,00

2.513,00

+13,00

+0,52%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

98,05

97,95

+1,35

+1,40%

Đường thô

US cent/lb

12,92

12,74

-0,09

-0,70%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

104,50

102,10

-1,60

-1,54%

Bông

US cent/lb

65,75

67,16

+0,34

+0,51%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

386,00

386,30

-19,00

-4,69%

Cao su TOCOM

JPY/kg

203,40

202,10

-0,60

-0,30%

Ethanol CME

USD/gallon

1,61

1,56

-0,04

-2,31%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

Nguồn: Vinanet