Năng lượng: Siêu bão chi phối thị trường
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua tiếp tục bị chi phối bởi những siêu bão liên tiếp đổ bộ vào Mỹ.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 10/2017 trên sàn New York giảm 1,61 USD (3,3%) xuống 47,48 USD/thùng – mức đóng cửa thấp nhất trong một tuần; dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2017 trên sàn London cũng giảm 71 US cent (1,3%) xuống 53,78 USD/thùng. Tuy nhiên tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI vẫn tăng thêm 0,4%, trong khi dầu Brent tăng 1,9%.
Sự phục hồi của các nhà máy lọc dầu sau siêu bão Harvey vẫn còn chậm chạp, trong khi tâm lý của giới đầu tư còn thận trọng trước diễn biến phức tạp của cơn bão Irma.
Tình trạng gián đoạn hoạt động lọc dầu ở khu vực duyên hải nước Mỹ do bão Harvey gây ra chưa chấm dứt hoàn toàn thì bão Irma đã quét qua khu vực Caribe. Đây là cơn bão mạnh nhất ở Đại Tây Dương trong 100 năm qua.
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ chủ yếu nằm ở ở Corpus Christi, Texas - nơi cơn bão Harvey đã đổ bộ vào ngày 25/8. Hàng chục nhà máy lọc dầu đã bị buộc phải ngừng hoạt động và cơn bão Harvey ước đã làm giảm hơn 20% công suất lọc dầu của nước Mỹ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng 4,6 triệu thùng dầu, cao hơn con số dự đoán của các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của hãng tin Anh Reuters.
EIA cho biết các cơ sở lọc dầu tại Mỹ trong tuần trước chỉ chạy 79,7% công suất - mức thấp nhất kể từ năm 2010. Trong tuần sau khi bão Harvey đổ bộ vào nước Mỹ, xuất khẩu dầu thô của nước này giảm 749.000 thùng/ngày xuống 153.000 thùng/ngày.
Báo cáo của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho hay, số giàn khoan dầu của Mỹ trong tuần qua đã giảm tuần thứ ba trong bốn tuần. Đây là dấu hiệu cho thấy các tập đoàn dầu khí của Mỹ đang giảm bớt các dự án đầu tư do giá dầu giảm mạnh.
Một trong những nhân tố chi phối tâm lý nhà đầu tư trong những ngày tới là các báo cáo định kỳ hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Các nhà phân tích đang chờ xem liệu IEA có điều chỉnh dự báo về nhu cầu dầu hay không.
Kim loại quý: Giá tăng do USD giảm và căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,1%, xuống 1.347,8 USD/ounce, trong khi đó giá vàng giao kỳ hạn tiếp tục nhích nhẹ 90 US cent lên 1.351,20 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng giao ngay vẫn tăng 1,7% trong cả tuần qua, đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp. Còn giá vàng kỳ hạn tăng 1,6% trong cả tuần.
Cũng trong phiên này, giá các kim loại quý khác đều đi xuống. Giá bạc giảm 0,3%, xuống 18,01 USD/ounce, nhưng vẫn tăng khoảng 2% trong cả tuần. Còn giá bạch kim lùi 0,7, xuống 1.008,40 USD/ounce.
Theo ngân hàng Commerzbank, tháng Tám vừa qua đánh dấu tháng thứ mười liên tiếp dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không tăng.
Tuy nhiên, đồng USD giảm đã hỗ trợ đắc lực cho giá vàng trong cả tuần qua, để kim loại này mấy phiên liên tiếp ở mức cao nhất hơn 1 năm.
Những bất ổn gia tăng xung quanh tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đã khiến giới đầu tư tìm tới các kênh đầu tư an toàn như vàng.
Kim loại công nghiệp: Những kỷ lục giá cao
Phiên cuối tuần, giá đồng giảm do hoạt động bán kiếm lời sau khi giá tăng 20% kể từ tháng 6. Đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London giảm 3% trong phiên cuối tuần xuống 6.693 USD/tấn vào lúc đóng cửa, trong phiên có lúc giá chỉ 6.691 USD/tấn, thấp nhất kể từ 25/8. Giá nhôm cũng giảm 0,4% và tính chung cả tuần giảm lần đầu tiên trong vòng 6 tuần.
Tuy nhiên, tuần qua chứng kiến những kỷ lục cao về giá trên thị trường kim loại công nghiệp. Phiên giao dịch 5/9, giá đồng lên mức cao nhất 3 năm, 6.970 USD/tấn trên Sàn giao dịch London (LME), giá nhôm thậm chí còn ở mức trên 2.100 USD/tấn lần đầu tiên kể từ 2013 và giá kẽm vượt lên cả 2 kim loại trên khi giao dịch ở mức 3.200 USD/tấn lần đầu tiên kể từ 2007-2008. Chỉ số tổng hợp các kim loại cơ bản cho thấy gần như tất thảy mọi chủng loại đều đang tăng. Chỉ số kim loại LME đã tăng 20% chỉ trong vòng 3 tháng qua.
Nông sản: Giá đường tăng
Phiên cuối tuần, giá đường tăng do USD yếu đi và thời tiết xấu ở Brazil. Đường thô giao tháng 10 giá tăng 0,06 US cent tương đương 0,4% lên 14,09 US cent/lb, tính chung cả tuần giá tăng 2,5%, trong khid đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 10 USD tương đương 0,5% trong phiên này.
Cà phê robusta giá tăng 10 USD tương đương 0,5% trong phiên cuối tuần lên 1.960 USD/tấn nhưng tính chung cả tuần giảm 4,8%; arabica tăng 1,5 US cent trong cùng phiên (1,2%) lên 1,3065 USD và tiníh chung cả tuần tăng 1,2% do USD giảm.
Về thông tin liên quan, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 7/9 công bố báo cáo cho biết giá lương thực thế giới đã giảm trong tháng 8, nguyên nhân chủ yếu là do triển vọng sản lượng ngũ cốc dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục.
Theo thông báo mới nhất của FAO, chỉ số giá lương thực đã giảm 1.3% trong tháng 7, đánh dấu sự kết thúc của 3 tháng tăng liên tục. Tuy nhiên, chỉ số giá lương thực hiện vẫn cao hơn 6% so với cùng kỳ năm trước. Lý do bởi giá các mặt hàng ngũ cốc giảm 5.4%, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do giá lúa mỳ giảm mạnh do sản lượng lúa mỳ tại khu vực Biển Đen được cải thiện.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

2/9

9/9

9/9 so với 8/9

9/9 so với 8/9 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

47,29

47,48

-1,61

-3,28%

Dầu Brent

USD/thùng

52,75

53,78

-0,71

-1,30%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

35.440,00

34.900,00

-590,00

-1,66%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,07

2,89

-0,09

-3,05%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

174,79

164,76

-1,34

-0,81%

Dầu đốt

US cent/gallon

174,68

176,57

-2,04

-1,14%

Dầu khí

USD/tấn

509,25

524,00

+0,75

+0,14%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

49.570,00

49.220,00

-550,00

-1,11%

Vàng New York

USD/ounce

1.330,40

1.351,20

+0,90

+0,07%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.686,00

4.655,00

-24,00

-0,51%

Bạc New York

USD/ounce

17,82

18,12

+0,01

+0,04%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,30

62,40

-0,60

-0,95%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1.007,55

1.007,60

-10,75

-1,06%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

982,80

935,59

-22,30

-2,33%

Đồng New York

US cent/lb

311,80

304,15

-10,20

-3,24%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.835,00

6.693,00

-205,50

-2,98%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.136,00

2.099,00

-8,00

-0,38%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.185,00

3.031,00

-98,00

-3,13%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.625,00

20.550,00

-200,00

-0,96%

Ngô

US cent/bushel

355,25

356,75

+1,50

+0,42%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

438,75

437,75

+0,50

+0,11%

Lúa mạch

US cent/bushel

236,25

232,00

-1,75

-0,75%

Gạo thô

USD/cwt

12,95

12,72

+0,03

+0,24%

Đậu tương

US cent/bushel

949,50

962,00

-6,75

-0,70%

Khô đậu tương

USD/tấn

298,80

305,20

-2,00

-0,65%

Dầu đậu tương

US cent/lb

35,67

34,94

-0,49

-1,38%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

497,30

489,70

-2,30

-0,47%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.947,00

1.933,00

+27,00

+1,42%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

129,05

130,65

+1,50

+1,16%

Đường thô

US cent/lb

13,75

14,09

+0,06

+0,43%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

136,50

154,00

+7,65

+5,23%

Bông

US cent/lb

71,88

74,59

+0,32

+0,43%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

374,20

388,10

+5,20

+1,36%

Cao su TOCOM

JPY/kg

218,70

228,80

+2,80

+1,24%

Ethanol CME

USD/gallon

1,49

1,54

+0,01

+0,59%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet