Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khoảng 1% bởi tâm lý lạc quan về các biện pháp kích thích mới dành cho kinh tế Mỹ.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 47 US cent (0,9%) lên 55,88 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 50 US cent (1%) lên 52,77 USD/thùng.
Chuyên gia Bjornar Tonhaugen của công ty Rystad Energy nhận định tân Tổng thống Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình thông qua gói cứu trợ trên để hỗ trợ đà phục hồi của kinh tế và điều này được đánh giá là nhân tố có lợi cho tiêu thụ dầu mỏ.
Trong khi đó, mức độ tuân thủ thoả thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 1/2021 đạt 85%. Số liệu này cho thấy OPEC và các đồng minh đã nghiêm túc hơn trong việc tuân thủ các cam kết hạn chế nguồn cung.
Trong khi đó, sản lượng dầu từ mỏ Tengiz khổng lồ của Kazakhstan đã bị gián đoạn do mất điện vào ngày 17/1.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc số ca nhiễm COVID-19 gia tăng tại Trung Quốc đang gây lo ngại về triển vọng nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Ngân hàng Barclays nâng dự báo giá dầu năm 2021, song các trường hợp nhiễm virus COVID-19 tại Trung Quốc tăng có thể khiến giá dầu giảm trong ngắn hạn.
Theo thống kê, trong ngày 21/1, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 103 ca nhiễm mới, trong đó có 94 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến ngày 21/1, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 88.804 ca nhiễm, trong đó có 4.635 ca tử vong do COVID-19.
Giá khí tự nhiên phiên vừa qua cũng tăng hơn 6% lên mức cao nhất 1 tuần, do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm đến đầu tháng 2/2021 tăng cao hơn so với dự kiến trước đó.
Khí tự nhiên hóa lỏng kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn New York tăng 15,6 US cent tương đương 6,4% lên 2,602 USD/mmBTU, phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2020 và đạt mức cao nhất kể từ ngày 15/1/2021. Trong phiên trước đó, giá khí tự nhiên chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/12/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng dao động giữa bối cảnh USD mạnh lên. Cụ thể, vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.854,81 USD/ounce, sau khi có thời điểm tăng mạnh 0,8%, trong khi vàng kỳ hạn tháng 2/2021 giảm 0,1% xuống 1.855,2 USD/ounce. Đồng USD tăng 0,2% khiến vàng thỏi trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Lúc này, thị trường vàng được hậu thuẫn bởi nhu cầu với trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm bởi lợi suất giảm.
Giới phân tích cho rằng các nhà đầu tư sẽ tích cực mua vàng trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong hai ngày 26-27/1. Về sau đó, nhu cầu với vàng có thể vẫn mạnh trong ngắn và trung hạn bởi khả năng có thêm các biện pháp kích thích kinh tế và từ đó khiến lạm phát có thể vẫn cao.
Giới phân tích thị trường nhận định các nhà đầu tư lo ngại về những tác động kinh tế của các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 khi xuất hiện một số biến thể mới của virus SARS-COV-2 với khả năng lây lan nhanh hơn, dù vaccine ngừa COVID-19 bắt đầu được phân phối.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 7,2 US cent, hay 0,28%, xuống 25,484 USD/ounce; bạch kim giảm 6,9 USD, hay 0,62%, xuống 1.104,7 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá thiếc tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 do thiếu hụt nguồn cung. Hiệp hội Thiếc Quốc tế dự báo, thị trường thiếc sẽ thiếu hụt 2.700 tấn năm 2021 sau khi thiếu hụt 5.200 tấn năm 2020.
Trên sàn London, giá thiếc tăng 2,1% lên 22.430 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 22.600 USD/tấn. Tính từ đầu năm đến nay, giá thiếc tăng 10% sau khi tăng 18% trong năm 2020.
Tồn trữ thiếc tại London giảm xuống 1.045 tấn từ mức hơn 5.000 tấn trong tháng 10/2020.
Thiếc được sử dụng trong ngành hàn xì. Kim loại này đã tăng giá 12 tuần liên tiếp.
Giá đồng phiên này giảm 0,2% xuống 7.984,5 USD/tấn, nhôm tăng 1% lên 2.015 USD/tấn.
Ở nhóm sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc giao dịch trong phạm vi hẹp sau khi giảm tuần thứ 5 liên tiếp, song mức giảm được hạn chế bởi xuất khẩu từ Australia ít đi.
Cụ thể, quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên giảm 0,8% xuống 1.047 CNY (161,65 USD)/tấn; quặng sắt 62% Fe giao ngay vào Trung Quốc trong phiên liền trước giảm 0,5 USD xuống 171,5 USD/tấn. Giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,3% xuống 4.321 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 0,7% lên 4.426 CNY/tấn; trong khi thép không gỉ tăng 1% lên 14.220 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương tại Mỹ tăng do hoạt động mua mạnh. Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 10-1/2 US cent lên 5,11 USD/bushel, sau khi có thời điểm giảm xuống 4,92-1/2 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 12/1/2021; đậu tương kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 31 US cent lên 13,42-3/4 USD/bushel, sau khi có lúc giảm xuống 12,98 USD/bushel; lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 13 US cent lên 6,47-1/2 USD/bushel.
Xuất khẩu lúa mì Nga dự kiến sẽ bị hạn chế bởi thuế xuất khẩu lúa mì khi chính phủ Nga tìm cách kiềm chế lạm phát lương thực trong nước. Ngoài ra, giá lúa mì cũng được hỗ trợ bởi Algeria phát hành đợt đấu thầu quốc tế để mua lúa mì xay xát.
Giá đường thô giảm từ mức cao nhất 3,5 năm đạt được giữa tháng 1/2021, do nguồn cung được cải thiện. Theo đó, hợp đồng đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE giảm 0,13 US cent tương đương 0,6% xuống 15,74 US cent/lb, thấp nhất 10 ngày. Đường trắng trái lại tăng ở phiên vừa qua, với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 0,1% lên 445,2 USD/tấn.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm phiên thứ 2 liên tiếp, theo xu hướng giá các loại dầu thực vật trên sàn Đại Liên và Chicago giảm. Dầu cọ kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn BursaMalaysia giảm 49 ringgit tương đương 1,5% xuống 3.233 ringgit (799,26 USD)/tấn. Trong phiên trước đó, giá dầu cọ giảm 0,2% và có tuần giảm thứ 2 liên tiếp do xuất khẩu tiếp tục giảm.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE giảm 0,8 US cent tương đương 0,6% xuống 1,2325 USD/lb – thấp nhất 10 ngày; robusta kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn London giảm 1 USD tương đương 0,1% xuống 1.309 USD/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm, do lo ngại số trường hợp nhiễm COVID-19 tại nước Trung Quốc tăng, trong bối cảnh hoạt động bán tháo tăng mạnh gây áp lực giá.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giảm 8 JPY tương đương 3,4% xuống 230 JPY (2,2 USD)/kg, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong năm nay; cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 285 CNY xuống 14.260 CNY (2.202 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 26/1/2021

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,87

+0,10

+0,19%

Dầu Brent

USD/thùng

55,88

+0,47

+0,85%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

35.150,00

+200,00

+0,57%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,60

+0,00

+0,08%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

156,34

+0,23

+0,15%

Dầu đốt

US cent/gallon

159,60

+0,21

+0,13%

Dầu khí

USD/tấn

448,50

-0,75

-0,17%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

49.400,00

+250,00

+0,51%

Vàng New York

USD/ounce

1.858,20

-0,80

-0,04%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.201,00

+19,00

+0,31%

Bạc New York

USD/ounce

25,37

-0,11

-0,45%

Bạc TOCOM

JPY/g

85,40

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

1.100,58

-0,27

-0,02%

Palađi

USD/ounce

2.341,51

-0,82

-0,04%

Đồng New York

US cent/lb

363,30

+0,35

+0,10%

Đồng LME

USD/tấn

7.997,50

-24,00

-0,30%

Nhôm LME

USD/tấn

1.994,50

-3,00

-0,15%

Kẽm LME

USD/tấn

2.715,00

+6,00

+0,22%

Thiếc LME

USD/tấn

21.960,00

-41,00

-0,19%

Ngô

US cent/bushel

511,50

+11,00

+2,20%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

648,50

+14,00

+2,21%

Lúa mạch

US cent/bushel

354,50

+9,25

+2,68%

Gạo thô

USD/cwt

13,24

-0,04

-0,30%

Đậu tương

US cent/bushel

1.343,50

+31,75

+2,42%

Khô đậu tương

USD/tấn

429,60

+8,00

+1,90%

Dầu đậu tương

US cent/lb

42,94

+0,67

+1,59%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

675,70

+26,10

+4,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.508,00

-21,00

-0,83%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

123,25

-0,80

-0,64%

Đường thô

US cent/lb

15,74

-0,13

-0,82%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

114,45

-2,45

-2,10%

Bông

US cent/lb

82,33

+0,77

+0,94%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

823,10

+27,10

+3,40%

Cao su TOCOM

JPY/kg

158,10

-1,40

-0,88%

Ethanol CME

USD/gallon

1,63

0,00

0,00%

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg