Năng lượng: Giá dầu giảm do bớt lo ngại về nguồn cung
Phiên giao dịch cuối tuần (12/3), giá dầu quay đầu giảm sau 2 phiên tăng trước đó. Cụ thể, dầu Brent kỳ hạn tháng 5/2021 giảm 41 US cent tương đương 0,6% xuống 69,22 USD/thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 4/2021 giảm 41 US cent xuống 65,61 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent và WTI giảm lần lượt 0,2% và 0,7%, kết thúc chuỗi 7 tuần liên tục dầu Brent tăng giá.
Theo nhận định của Manish Raj, Giám đốc tài chính thuộc Velandera Energy, bất chấp quyết định vào đầu tháng này của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay được gọi là OPEC+, về việc gia hạn cắt giảm sản lượng đến tháng Tư, giá dầu đã không tăng thêm trong tuần này do dự trữ dầu toàn cầu lớn có thể bù đắp cho nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Chuyên gia này chỉ ra rằng, nhà giao dịch nhận thức được rằng mức giá cao hiện tại chủ yếu là do các thành viên OPEC+ điều tiết sản lượng và các biện pháp đó chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, mức giá hiện tại rất dễ chịu và thậm chí là “hào phóng” đối với hầu hết các nhà sản xuất và do đó không ai muốn “phá hỏng bữa tiệc”.
Tin tức hồi đầu tuần về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia cũng không thể tiếp sức lâu dài cho đà tăng giá dầu. Ông Raj giải thích, với khả năng dự phòng đáng kể của tất cả các nhà sản xuất lớn vào thời điểm hiện tại, lo ngại về nguồn cung do các vấn đề như căng thẳng Trung Đông hoặc rủi ro địa chính trị là không phù hợp, vì bất kỳ nước nào ngừng sản xuất thì sẽ có nước khác bù đắp. Vì vậy, cho đến khi thị trường trở lại trạng thái cân bằng cung cầu, giá dầu sẽ được xác định dựa trên kỷ luật thực thi chính sách của OPEC và sự phục hồi nhu cầu.
Trong báo cáo thị trường mới nhất, OPEC đã nhận định rằng làn sóng các biện pháp kích thích tài chính đang được áp dụng và việc tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở nhiều nước khiến triển vọng về tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu dầu mỏ năm nay trở nên sáng sủa hơn. OPEC dự báo nhu cầu dầu trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 200.000 thùng/ngày và kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 5,1%, tức là tăng khoảng 0,3% nhờ hai yếu tố chính là gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Mỹ và sự tiếp tục phục hồi của các nền kinh tế ở châu Á.
Tuy nhiên, OPEC cũng nhận định tình hình thị trường dầu mỏ biến động khó lường trong những tháng sắp tới, ước tính nhu cầu dầu trong 6 tháng đầu năm 2021 sẽ giảm do những biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế vì đại dịch COVID-19 vẫn đang được áp dụng nhưng nhu cầu dầu trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ tăng bởi sự tăng tốc của các hoạt động kinh tế do nhiều khả năng tới lúc đó đại dịch đã được kiềm chế tương đối ổn định.
Jim Ritterbusch, Chủ tịch của Ritterbusch và Associates, dự kiến thị trường năng lượng sẽ tiếp tục trì trệ trong tuần tới, với giá dầu WTI dao động trong khoảng 63-68 USD/thùng trước khi có bất kỳ mức tăng đột biến nào.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng đi lên. Theo đó, vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.724,16 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn New York giảm 0,2% xuống 1.719,8 USD/ounce. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ phiên này cũng tăng 1,642% lên mức cao nhất hơn 1 năm. Trong khi đó, chỉ số đồng USD giảm khiến vàng trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Đối với những kim loại quý khác, trong phiên 12/3, giá bạc giảm 0,9% xuống 25,85 USD/ounce, song tính chung cả tuần tăng tuần đầu tiên trong 4 tuần; bạch kim tăng 0,5% lên 1.200,41 USD/ounce và tính chung cả tuần tăng 6,3%.
Tính chung cả tuần, giá vàng cũng tăng 1,4% và là tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 7 tuần
do đồng USD và thị trường chứng khoán suy yếu làm lu mờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Tuần qua cũng đánh dấu tuần tăng giá đầu tiên sau chuỗi ba tuần giảm trước đó.
Nhìn chung, yếu tố chính chi phối thị trường là lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và sức mạnh của đồng USD. Giới đầu tư vàng phản ứng tích cực với thông tin gói cứu trợ kinh tế 1.900 tỷ USD đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật vào cùng ngày. Dự luật này được kỳ vọng sẽ giúp tạo thêm động lực cho đà phục hồi kinh tế Mỹ, song cũng nâng cao dự đoán về lạm phát của thị trường.
Các chuyên gia nhận định, gói hỗ trợ COVID-19 mới của Mỹ sẽ “tiếp sức” cho vàng, vốn được coi là “hàng rào” chống lại lạm phát từ các biện pháp kích thích quy mô lớn. Tuy nhiên, vị thế đó đã bị đe dọa trong năm nay khi lợi suất trái phiếu cao hơn chuyển thành chi phí cơ hội cao hơn khi nắm giữ vàng.
Ross Norman, Giám đốc điều hành tại Metals Daily, nhận xét rằng lợi suất kho bạc Mỹ tăng cùng với đồng USD ngày càng mạnh là những rào cản đối với vàng.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng nhu cầu vàng vật chất ở châu Âu đang rất tích cực trong bối cảnh các chuỗi cung ứng đang gặp khó khăn. Trung Quốc cũng ghi nhận tình trạng tương tự, tại đây, giá vàng hiện đang được giao dịch ở mức cao hơn 10 USD/ounce so với giá tại London, mặc dù nhu cầu của các quỹ đầu tư đối với kim loại quý là tương đối ảm đạm.
Trong một ghi chú mới nhất, ngân hàng Societe Generale cho biết dòng tiền liên quan tới các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đang góp phần tác động đến giá vàng theo chiều giảm nhiều hơn so với thúc đẩy giá tăng.
Societe Generale từng dự báo giá vàng sẽ đạt 1.750 USD/ounce vào năm 2021. Nhưng chính ngân hàng này thừa nhận với sự biến động gần đây của thị trường vàng, dự báo này có độ tin cậy khá thấp.
Ông Lukman Otunuga, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại FXTM, cho biết vàng có thể mở rộng đà tăng trong thời gian tới. Nhưng về cơ bản, các dao động thị trường vẫn theo hướng giá sẽ lại rơi vào vùng suy giảm, đặc biệt khi tính đến tình hình toàn cầu đang cải thiện nhờ hoạt động triển khai vaccine ngừa COVID-19.
Chuyên gia trên nhận định giá vàng có thể quanh mức thấp 1.680 USD/ounce trong ngắn hạn. Nhưng môi trường lợi suất tăng cao hơn có thể chặn một đợt phục hồi đáng kể của kim loại quý này. Trong thời gian tới, vàng nhiều khả năng dao động trong phạm vi 1.700-1.800 USD/ounce khi thị trường cố gắng tìm điểm cân bằng về lợi suất.
Kim loại công nghiệp: Sắt thép xu hướng giảm nhẹ
Giá quặng sắt tại Đại Liên phiên cuối tuần giảm và tính chung cả tuần giảm tuần thứ 2 liên tiếp sau khi Trung Quốc đưa ra hạn chế đối với các nhà máy thép gây ô nhiễm cao và giảm công suất sản xuất gây áp lực thị trường.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Đại Liên phiên 12/3 giảm 0,3% xuống 1.059 CNY (163,11 USD)/tấn và có tuần giảm 6%; quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn Singapore giảm 3,2% xuống 159,35 USD/tấn và có tuần giảm 5%.
Trong khi đó, giá thép cây trên sàn Thượng Hải cùng phiên tăng 2,9%, thép cuộn cán nóng tăng 3,1%, trong khi thép không gỉ giảm 0,1%.
Nông sản: Giá biến động
Phiên cuối tuần, giá lúa mì Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng, do dự báo thời tiết mưa và tuyết ở một số khu vực trồng trọt khô hạn Plains Mỹ, cải thiện năng suất cây trồng. Theo đó, trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2021 giảm 4 US cent xuống 6,38-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 6,37-1/2 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 12/2/2020; giá ngô kỳ hạn tháng 5/2021 tăng 1/2 US cent lên 5,39 USD/bushel; giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2021 giảm 1/4 US cent xuống 14,13-1/4 USD/bushel.
Giá đường giảm do đồng USD tăng mạnh, song nguồn cung trong ngắn hạn thắt chặt đã hạn chế đà suy giảm. Cụ thể, đường thô kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn ICE giảm 1,5% xuống 16,13 US cent/lb, sau khi tăng 2,4% trong phiên trước đó; đường trắng kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn London giảm 0,8% xuống 459,5 USD/tấn, sau khi tăng 2,2% trong phiên trước đó.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn ICE tăng 0,5% lên 1,33 USD/lb, sau khi tăng 1,1% trong phiên trước đó; cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn London giảm 16 USD xuống 1.410 USD/tấn.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng phiên thứ 8 liên tiếp, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký gói kích thích kinh tế có trị giá 1,9 nghìn tỉ USD, nhằm hỗ trợ nền kinh tế lớn nhất thế giới hồi phục sau đại dịch Covid-19. Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Osaka tăng 1,3 JPY tương đương 0,5% lên 276 JPY/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 2,3%. Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn Thượng Hải phiên cuối tuần cũng tăng 0,7% lên 15.265 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 5/3

Giá 12/3

12/3 so với 11/3

12/3 so với 11/3 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,03

65,61

-0,41

-0,62%

Dầu Brent

USD/thùng

54,96

69,22

-0,41

-0,59%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

34.840,00

43.940,00

+80,00

+0,18%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,72

2,60

-0,07

-2,55%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

215.00

+1,20

+0,56%

215,00

Dầu đốt

US cent/gallon

196.75

+0,81

+0,41%

196,75

Dầu khí

USD/tấn

553.25

+4,75

+0,87%

553,25

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58,040.00

+410,00

+0,71%

58.040,00

Vàng New York

USD/ounce

1.854,70

1.719,80

-2,80

-0,16%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.238,00

6.036,00

+44,00

+0,73%

Bạc New York

USD/ounce

28,39

25,91

-0,28

-1,08%

Bạc TOCOM

JPY/g

95,60

91,80

+0,20

+0,22%

Bạch kim

USD/ounce

1.092,42

1.205,80

+5,09

+0,42%

Palađi

USD/ounce

2.237,24

2.375,58

+23,08

+0,98%

Đồng New York

US cent/lb

354,95

414,00

+0,10

+0,02%

Đồng LME

USD/tấn

7.856,00

9.085,00

+27,50

+0,30%

Nhôm LME

USD/tấn

1.977,50

2.171,00

-7,00

-0,32%

Kẽm LME

USD/tấn

2.579,50

2.804,00

-19,00

-0,67%

Thiếc LME

USD/tấn

22.779,00

25.600,00

-300,00

-1,16%

Ngô

US cent/bushel

553,50

539,00

+0,50

+0,09%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

667,75

638,50

-4,00

-0,62%

Lúa mạch

US cent/bushel

349,75

377,50

-7,00

-1,82%

Gạo thô

USD/cwt

13,41

12,99

-0,03

-0,19%

Đậu tương

US cent/bushel

1.375,50

1.413,25

-0,25

-0,02%

Khô đậu tương

USD/tấn

432,70

400,70

-4,10

-1,01%

Dầu đậu tương

US cent/lb

553,50

55,36

+0,75

+1,37%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

667,75

633,30

-1,40

-0,22%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.531,00

2.570,00

-23,00

-0,89%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

122,95

133,00

+0,65

+0,49%

Đường thô

US cent/lb

15,83

16,13

-0,23

-1,41%

Nước cam

US cent/lb

110,60

115,55

+0,40

+0,35%

Bông

US cent/lb

80,64

87,56

-0,79

-0,89%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

887,00

867,10

-4,90

-0,56%

Cao su TOCOM

JPY/kg

161,20

179,10

-0,20

-0,11%

Ethanol CME

USD/gallon

1,75

1,80

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg