Năng lượng: Giá dầu tăng
Trong phiên cuối tuần (14/8), giá hai loại dầu chủ chốt đồng loạt giảm, theo đó giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2020 giảm 23 US cent (0,5%), xuống 42,01 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2020 hạ 16 US cent (0,4%) xuống 44,8 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu WTI tăng 1,9%, dầu Brent tăng 0,9%.
Giá dầu thế giới biến động thất thường trong các phiên giao dịch của tuần qua, chịu tác động bởi những kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã ký sắc lệnh hành pháp để tạm dừng thu thuế quỹ lương, hỗ trợ các khoản vay của sinh viên, người dân thuê nhà và gia hạn một phần trợ cấp thất nghiệp bổ sung đã hết hiệu lực vào cuối tháng 7/2020. Các biện pháp này gần như chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý, nhưng nó đã thúc đẩy đảng Dân chủ và Chính quyền Tổng thống Trump quay trở lại bàn đàm phán.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia, ông Amin Nasser, cho biết nhu cầu năng lượng đã “phục hồi phần nào”, đồng thời đánh giá cao sự phục hồi mạnh mẽ nhu cầu dầu thô tại các thị trường chủ chốt, thậm chí về mức gần như trước đại dịch COVID-19, như nhu cầu xăng và dầu diesel ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lại kém lạc quan hơn khi hạ dự báo nhu cầu dầu năm 2020 do những chính sách hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. IEA nhận định sự sụt giảm số lượt du khách di chuyển bằng đường không do đại dịch sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu khoảng 8,1 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Dữ liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes vào ngày thứ Sáu cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm tuần thứ 3 liên tiếp khi hạ 4 giàn còn 172 giàn trong tuần qua.
Theo một cuộc thăm dò từ Platts, mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh đã giảm từ 106% trong tháng trước đó xuống 96% trong tháng 7/2020, với tổng sản lượng của OPEC+ tăng 1,1 triệu thùng/ngày.
Kim loại quý: Giá vàng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm giảm 0,5% xuống 1.943,18 USD/ounc; vàng kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 1% xuống 1.949,8 USD/ounce.
Giá vàng chịu áp lực giảm do số liệu kinh tế yếu kém bao gồm sự thất vọng về doanh số bán lẻ của Mỹ. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất gần 7 tuần và kỳ vọng về gói cứu trợ virus corona mới của Mỹ suy giảm.
Tính chung cả tuần, giá vàng giảm 4,5% sau khi đạt mức cao kỷ lục (2.072,5 USD/ounce) trong ngày 7/8/2020 và tăng trong 9 tuần liên tiếp trước đó. Nguyên nhân chủ yếu được cho là bởi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và 1 dự luật kích thích của Mỹ nhằm vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi virus corona bị bế tắc, đã làm giảm sức hấp dẫn đối với vàng.
Tuy nhiên, ông Jeffrey Sica, người sáng lập công ty tư vấn đầu tư Circle Squared Alternative cho biết giá vàng vẫn có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại một lần nữa nếu Chính phủ Mỹ đạt được đồng thuận về một gói kích thích đáng kể. Ngoài ra, những diễn biến trái chiều xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ khiến nhà đầu tư phải tìm tới các kênh “trú ẩn an toàn” như vàng.
Còn theo ông Chris Gaffney, một quản lý cấp cao tại tập đoàn dịch vụ tài chính TIAA Bank, thị trường sẽ tiếp tục theo dõi khả năng xuất hiện làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 thứ hai tại châu Âu và châu Á, cũng như chính sách lãi suất vì vàng sẽ được hưởng lợi nếu lãi suất ở mức thấp. Ngoài ra, giới đầu tư cũng sẽ theo sát các cuộc thảo luận về gói kích thích kinh tế tại Mỹ cùng mức nợ nó có thể mang đến cho nền kinh tế này.
Kim loại công nghiệp: Giá đi lên
Giá đồng tăng trong phiên cuối tuần khi số liệu từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – cho thấy nền kinh tế hồi phục vững.
Sản lượng công nghiệp trong tháng 7/2020 của Trung Quốc tăng tương đương với mức tăng trong tháng 6/2020, song vẫn thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích. Tuy nhiên, số liệu vẫn cho thấy nền kinh tế tại Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới – tiếp tục hồi phục.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,9% lên 6.371,5 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 1% và là tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 7/2020.
Giá đồng tăng trở lại kể từ giữa tháng 7/2020 sau khi đạt mức cao nhất 2 năm do lo ngại nguồn cung suy giảm. Lượng đồng lưu kho trên sàn London chạm 54.102 tấn -thấp nhất kể từ tháng 3/2019.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc cũng tăng trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần tăng tuần tăng thứ 6 liên tiếp, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các nhà sản xuất thép tăng và lo ngại nguồn cung kéo dài do khủng hoảng virus corona.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,8% lên 839 CNY (120,81 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 0,8%. Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,3% lên 3.799 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.926 CNY/tấn. Giá thép không gỉ tăng 1,4% lên 14.380 CNY/tấn.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 7/2020 tăng 1,9% so với tháng 6/2020 lên mức cao kỷ lục 93,36 triệu tấn. Công suất sử dụng hàng tuần tại các lò cao của 247 nhà máy thép tính đến ngày 14/8/2020 tăng tuần thứ 4 liên tiếp lên 95,16%, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Nông sản: Giá ngô, lúa mì và đường tăng, cà phê giảm
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 14/8, trong đó giá ngô và đậu tương giảm, còn giá lúa mỳ tăng. Cụ thể, giá ngô giao tháng 12/2020 giảm 0,75 US cent (0,22%) xuống đóng cửa ở mức 3,38 USD/bushel; đậu tương giao tháng 11/2020 giảm 0,75 US cent (0,08%) xuống 8,9875 USD/bushel; lúa mỳ giao tháng 9/2020 tăng 3,25 US cent (0,65%) lên 5 USD/bushel.
Giá lúa mỳ giao kỳ hạn phục hồi nhờ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đặt mua lúa mỳ Mỹ. Tuy nhiên, AgResource cho biết giá lúa mì FOB tại Biển Đen đang giảm do vụ thu hoạch lớn ở Bắc Bán cầu. Australia dự kiến sẽ thu hoạch từ 27 đến 30 triệu tấn lúa mỳ từ tháng 11/2020 đến đầu năm 2021. Vụ thu hoạch lúa mỳ của Canada cũng sẽ khá lớn và có khả năng ghi nhận mức cao kỷ lục.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo khoảng 1.260.000 tấn đậu tương đã được xuất khẩu sang Trung Quốc. Cơ quan này ước tính Trung Quốc đã đặt mua 1,5 đến 1,6 triệu tấn đậu tương trong tuần này.
Giá đường tăng lên mức cao nhất 5 tháng do hoạt động thúc đẩy mua vào, cùng với triển vọng sản lượng tại Thái Lan và Nga suy giảm.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE phiên cuối tuần không thay đổi ở mức 13,1 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,28 US cent/lb, cao nhất 5 tháng; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 0,7 USD tương đương 0,2% lên 381,2 USD/tấn.
Sản lượng giảm mạnh tại nước xuất khẩu – Thái Lan – niên vụ 2019/20 và dự kiến sẽ suy giảm hơn nữa trong niên vụ 2020/21 và lo ngại về triển vọng sản lượng tại 2 thị trường Nga và EU hỗ trợ giá đường, mặc dù sản lượng của Brazil dự báo tăng.
Czarnikow cho biết, hoạt động mua đường của Trung Quốc từ Brazil trong quý 3/2020 sẽ đạt 1,15 triệu tấn, tăng hơn 145% so với quý 3/2019.
Giá cà phê thế giới đi ngược chiều nhau trong phiên ngày 14/8, trong đó giá cà phê Robusta giao dịch ở mức cao của 8 tháng. Những dấu hiệu về nguồn cung cà phê hạn chế đã giúp hỗ trợ giá mặt hàng này. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2020 trên sàn London tăng thêm 3 USD, lên 1.445 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê Arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn New York giảm 1,5 US cent xuống 114,7 US cent/lb.
Nguồn cung cà phê Robusta đã giảm sau khi Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 12/8 báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 7/2020 của Việt Nam đã giảm 22% so với cùng kỳ xuống 141.282 tấn và xuất khẩu cà phê trong thời gian từ tháng 1-7/2020 của Việt Nam đã giảm 1,01% xuống 1,05 triệu tấn. Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) của USDA vào ngày 10/6 dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 của Việt Nam sẽ giảm 3,5% so với cùng kỳ xuống 30,2 triệu bao. Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Giá cao su tại Osaka tăng trong phiên cuối tuần theo xu hướng thị trường cao su tại Thượng Hải tăng, song có tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần khi các nhà đầu tư tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Osaka tăng 2,3 JPY tương đương 1,3% lên 175,6 JPY (1,65 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 1,2%; cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 120 CNY lên 12.435 CNY (1.788 USD)/tấn.

 

Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 7/8

Giá 14/8

So với 13/8

So với 13/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

41,70

42,01

-0,23

-0,54%

Dầu Brent

USD/thùng

44,80

44,80

-0,16

-0,36%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

29.870,00

30.500,00

-100,00

-0,33%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,25

2,36

+0,17

+7,97%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

121,73

124,46

+0,98

+0,79%

Dầu đốt

US cent/gallon

123,10

123,67

-0,14

-0,11%

Dầu khí

USD/tấn

369,75

374,50

-2,00

-0,53%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

44.430,00

44.500,00

-330,00

-0,74%

Vàng New York

USD/ounce

2.038,00

1.949,80

-20,60

-1,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.925,00

6.672,00

-37,00

-0,55%

Bạc New York

USD/ounce

28,09

26,26

-1,67

-5,98%

Bạc TOCOM

JPY/g

92,40

90,60

-2,00

-2,16%

Bạch kim

USD/ounce

974,38

944,42

-15,77

-1,64%

Palađi

USD/ounce

2.191,29

2.121,21

-57,87

-2,66%

Đồng New York

US cent/lb

280,15

288,20

+5,00

+1,77%

Đồng LME

USD/tấn

6.308,00

6.366,50

+110,50

+1,77%

Nhôm LME

USD/tấn

1.771,00

1.746,00

-17,50

-0,99%

Kẽm LME

USD/tấn

2.404,00

2.367,50

-7,50

-0,32%

Thiếc LME

USD/tấn

17.771,00

17.600,00

+100,00

+0,57%

Ngô

US cent/bushel

321,50

338,00

-0,75

-0,22%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

495,25

509,50

+3,00

+0,59%

Lúa mạch

US cent/bushel

264,25

256,00

-2,00

-0,78%

Gạo thô

USD/cwt

11,51

11,89

+0,14

+1,15%

Đậu tương

US cent/bushel

868,25

898,75

-0,75

-0,08%

Khô đậu tương

USD/tấn

287,20

298,50

-0,20

-0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,68

31,09

-0,10

-0,32%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

488,10

484,80

-0,90

-0,19%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.523,00

2.454,00

-26,00

-1,05%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

117,90

116,45

-1,65

-1,40%

Đường thô

US cent/lb

12,67

13,10

-0,01

-0,08%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

114,35

122,45

-0,50

-0,41%

Bông

US cent/lb

62,85

62,85

-0,14

-0,22%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

648,00

726,50

+1,50

+0,21%

Cao su TOCOM

JPY/kg

175,00

174,80

-0,80

-0,46%

Ethanol CME

USD/gallon

1,12

1,28

+0,05

+4,07%

 

 

Nguồn: VITIC / Reuters, Bloomberg