Thỏa thuận này còn bao gồm cả việc hợp tác nghiên cứu các bệnh và sâu bọ về mía đường.

Theo đó, các nhà nghiên cứu mỗi quốc gia sẽ cung cấp cho bên đối tác một danh sách 10 loại giống mía đường để trao đổi.

Giám đốc phát triển Viện Nghiên cứu đường của Australia ông Peter Allsopp cho biết, lợi ích lớn nhất là cơ hội tạo nhiều giống mía đường khác nhau cho nhà người trồng mía đường Australia.

"Trọng tâm của chúng tôi tại thời điểm này là cố gắng để tăng sự đa dạng nguồn “cha mẹ” trong chương trình nhân giống của chúng tôi và đó là nội dung chính của thỏa thuận này", vị này nói.

Ông Allsopp cũng cho hay, giống mía nước ngoài hiếm khi thành công trong điều kiện của Australia, nhưng khoảng một nửa các giống chuyển giao cho người trồng ở Australia được lai tạo với giống nước ngoài.

Ông Allsopp khẳng định: "Chúng tôi sẽ nhân giống chéo, sau đó lựa chọn những cây tốt nhất trong quá trình thử nghiệm và hy vọng phát triển các giống mía tốt hơn cho ngành công nghiệp của Australia."

Biên bản ghi nhớ hợp tác thời hạn 10 năm giữa Viện Nghiên cứu đường Australia SRA) và Viện Nghiên cứu mía đường Việt Nam (SRI) cũng sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam, mặc dù ngành mía đường ở Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với Australia.

Hai bên cũng sẽ hợp tác để nghiên cứu các bệnh và sâu bệnh hại mía mà hai bên cùng quan tâm cũng như các vấn đề khác như phát triển các gien trội, sinh học phâm tử, và quản lý cây trồng.

Tổng giám đốc SRI Việt Nam, ông Nguyễn Đức Quang, cho biết thỏa thuận này sẽ có lợi cho cả hai nước. Thực tế, ngành công nghiệp mía của Việt Nam đã có một số bệnh và dịch hại. Mặc dù các bệnh dịch này vẫn chưa xuất hiện tại Australia song Australia cũng quan tâm vì đây là vấn đề an toàn sinh học, 

“Nếu cùng nhau hợp tác, hai bên có thể hạn chế những tác hại từ các loại sâu bệnh cho cây mía ảnh hưởng đến ngành mía đường Việt Nam, cũng như đảm bảo ngành mía đường Australia”, ông Quang nói.

Kiều Linh