Hôm 5/10, 12 quốc gia tham gia vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng nhằm gây dựng một khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới kéo dài từ Chile cho tới Nhật Bản.

TPP sẽ tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn nhất trên thế giới với 12 quốc gia thành viên xung quanh vành đai Thái Bình Dương. Các nước thành viên TPP hiện chiếm 40% GDP toàn cầu.

12 là số quốc gia tham gia thỏa thuận thương mại lịch sử TPP gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Mỹ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản.

Một số mặt hàng được giảm và miễn thuế

Rượu

Malaysia sẽ phải mất 15 năm trước khi xóa bỏ hàng rào thuế quan áp dụng với mặt hàng rượu whisky và Việt Nam sẽ hạ 55% biểu thuế trong vòng 12 năm. Các mặt hàng khác được giảm và miễn thuế áp dụng cho từng quốc gia cũng sẽ dần được lập thành danh sách trong thời gian tới.

Canada là quốc gia có trữ lượng lớn rượu đá và whisky và theo quy định khi áp dụng TPP, hai mặt hàng này sẽ chỉ bị áp thuế rất thấp. Australia và New Zealand cũng sẽ hạ thuế đánh vào mặt hàng rượu Canada ngay lập tức trong khi Nhật Bản hoàn thành lộ trình giảm thuế trong vòng 7 năm.

Ô tô


Canada sẽ cho miễn thuế mặt hàng phương tiện xuất khẩu từ Nhật Bản trong vòng 5 năm khi thỏa thuận TPP được thông báo. Trong khi đo, Mỹ cần tới 25 năm đàm phán trước khi xóa bỏ hàng rào thuế quan tương tự.

Nông nghiệp

Việc tiếp cận thị trường Nhật Bản là mối quan tâm hàng đầu của các thành viên tham gia TPP. Ngay khi thỏa thuận có hiệu lực, Nhật Bản sẽ ngay lập tức gỡ bỏ đánh 32% thuế vào các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu. trong khi, các mặt hàng khác nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ được xóa bỏ một phần hoặc gỡ bỏ hoàn toàn trong vòng 20 năm tới. Australia, Malaysia và New Zealand sẽ xóa bỏ hơn 90% hàng rào thuế quan nông nghiệp ngay khi TPP chính thức có hiệu lực.

Thịt bò và thịt lợn

Các nhà sản xuất thịt bò và thịt lợn ở Canada nằm trong nhóm hưởng lợi lớn nhất khi TPP chính thức được thông qua. Kể từ năm 2012 – 2014, Canada đã xuất khẩu số thịt lợn trị giá 2,6 tỷ USD và 1,3 tỷ USD thịt bò sang các thị trường TPP.

Trong vòng 10 năm, Nhật Bản đã hứa xóa bỏ hàng rào thuế quan áp đặt với các mặt hàng thịt lợn trong khi 50% hàng rào thuế áp đặt với mặt hàng thịt bò sẽ được giảm 9% trong vòng 15 năm. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ nhanh chóng xóa bỏ hàng rào thuế quan lên tới 31% đối với các mặt hàng thịt bò tươi và thịt bò đông lạnh trong vòng 2 năm.

Bơ sữa

Khi thỏa thuận TPP được thông báo thông qua hôm 5/10, Ottawa cho biết quốc gia này sẽ phải trả 4,3 tỷ USD trong vòng 15 năm cho các mặt hàng bơ sữa, gà và trứng gà bị ảnh hưởng từ các quy định của TPP. Tuy nhiên, Canada vẫn cho phép các quốc gia thành viên TPP hưởng miễn thuế tới 3,25% thị trường bơ sữa của nước này và 2,1% thị trường thịt lợn.

Ngư nghiệp

Nhật Bản vốn được mệnh danh là "quốc gia tiêu thụ số lượng cá và hải sản tính theo đầu người ở mức cao". Do đó, Nhật Bản đã cam kết xóa bỏ 66% hàng rào thuế quan áp đặt với các mặt hàng cá và hải sản ngay khi TPP có hiệu lực.

Công nghiệp nặng


Các sản phẩm công nghiệp nặng như thiết bị nông nghiệp và xây dựng cũng như hàng không vũ trụ sẽ nhanh chóng tiếp cận thị trường các nước thành viên TPP.

Dược phẩm


Một trong những nguyên nhân khiến vòng đàm phán TPP rơi vào bế tắc hồi cuối tuần trước xuất phát từ những tranh cãi liên quan tới các sản phẩm sinh học như vắc-xin.

Song thỏa thuận cuối cùng sẽ cho phép các công ty dược phẩm trong vòng 5 năm liên tiếp sử dụng công nghệ sinh học mới trước khi chia sẻ dữ liệu với các nhà sản xuất thuốc. Trước đó, Hiệp hội Công nghiệp công nghệ sinh học đã hối thúc các nước thành viên TPP đáp ứng tiêu chuẩn giới hạn 12 năm sở hữu trí tuệ đang được áp dụng tại Mỹ.

Ngành dịch vụ


Ngân hàng, kỹ sư, kiến trúc sư và các nhà tư vấn bảo vệ môi trường là những nghề nằm trong nhóm dịch vụ mở rộng được TPP quy định. Thỏa thuận TPP sẽ giúp lực lượng lao động trong nhóm ngành nghề trên tham gia làm việc tạm thời tại các nước trong khối TPP. Thậm chí, những điều khoản mới còn tạo cơ hội cho nhân viên mang theo vợ trong các chuyến công tác.

Theo Minh Thu

Infonet