Nhà sản xuất khí đốt tư nhân lớn nhất Nga được dự kiến bắt đầu xuất khẩu LNG giai đoạn đầu của dự án Yamal vào cuối năm nay và có thể kết thúc trong 6 tháng sau.
Qatar và Nga là đối thủ từ lâu trên thị trường khí đốt toàn cầu. Các nguồn cung của Qatar đã trở nên đáng chú ý trong tháng qua sau khi Saudi Arabia cắt đứt quan hệ kinh tế và ngoại giao, trong một động thái thúc đẩy xung đột bạo lực và ngoại giao khắp Trung Đông.
Trong khi đó ngành năng lượng của Nga đã bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ đối với việc sáp nhập bán đảo Crimean của Ukraine, với châu Âu đặc biệt nhạy cảm với bất cứ khả năng cắt giảm nguồn cung khí đốt nào của Nga trong cuộc trả đũa với căng thẳng chính trị ở khu vực này.
Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng IHS và Liên đoàn Khí đốt Quốc tế, Qatar cho đến nay là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất, bán 77,2 triệu tấn khí hóa lỏng và chiếm chưa tới 30% của thị phần trong năm 2016. Năm đó Nga đứng thứ 7 với xuất khẩu 10,8 triệu tấn và chiếm 4% thị phần. Dự án Yamal, khi tất cả giai đoạn dự án được hoàn thành, sẽ xuất khẩu bổ sung 16,5 triệu tấn, sẽ đưa Nga thành nhà xuất khẩu khí đốt đứng thứ 3 sau Australia.
Mark Gyetvay, giám đốc tài chính của Novatek cho biết về tiến trình của dự án Yamal, giai đoạn thứ hai sẽ sẵn sàng trong nửa cuối của năm tới trong khi giai đoạn ba sẽ hoàn thành vào nửa đầu năm 2019, do tất cả các cơ sở được dự kiến phân bổ trong năm nay.
Giám đốc điều hành của Novatek, ông Mikkhelson cho biết sản lượng từ hai dự án Yamal và bán đảo Gydan lân cận có thể sản xuất hơn 70 triệu tấn mỗi năm - rất gần với lượng xuất khẩu của Qatar.
Tổng thống Vladimir Putin đã trả lời Mikkelson, Nga không chỉ có thể mà sẽ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất nếu tốc độ phát triển tiếp tục.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih thể hiện sự quan tâm của vương quốc này trong dự án Bắc cực LNG 2 hồi đầu tháng này, mặc dù Gyetvay cho biết còn quá sớm để bình luận về các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.
Qatar đã là một nhà đầu tư lớn trong ngành năng lượng của Nga, với 19,5% cổ phần trong Rosneft, công ty dầu lớn nhất của Nga, mà họ đã mua năm ngoái.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây với các công ty của Nga gồm Novatek rõ ràng đã có tác động tới dự án Yamal, Gyetvay cho biết “chúng tôi phải trở lại sử dụng tài chính của Nga và Trung Quốc”. Nhưng hiện nay, ông không thấy ảnh hưởng tiếp ngay cả khi Washington thắt chặt những lệnh trừng phạt này, do họ lo ngại tài chính hơn là vấn đề công nghệ, Novatek được tự do mua từ bất cứ nơi nào khi họ cần cho dự án.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet