IEA báo cáo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 2/2021 giảm 2 triệu thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt 91,6 triệu thùng/ngày, do lượng cắt giảm của OPEC+ giảm đi.
Nguồn cung dầu của các nước trong khối OPEC
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 2/2021 giảm 0,65 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 24,85 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Nigeria, Iraq, Iran, Venezuela và Libya, trong khi sản lượng giảm tại Saudi Arabia và Angola.
Sản lượng dầu thô của Nigeria trong tháng 2/2021 tăng lên 1,48 triệu thùng/ngày. Tỷ trọng dầu thô OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu giảm 0,3% trong tháng 2/2021 so với tháng liền trước xuống 26,9%.
Sản lượng dầu thô của 13 nước OPEC

ĐVT: Nghìn thùng/ngày (trung bình)

Các nước OPEC

2020

T1/2021

T2/2021

+/-

Algeria

897

866

873

7

Angola

1.262

1.169

1.119

-50

Congo

288

269

272

3

Equatorial Guinea

114

116

103

-13

Gabon

191

171

179

7

Iran

1.985

2.085

2.120

35

Iraq

4.050

3.839

3.898

59

Kuwait

2.434

2.322

2.330

8

Libya

368

1.153

1.186

33

Nigeria

1.583

1.328

1.488

161

Saudi Arabia

9.182

9.080

8.150

-930

UAE

2.794

2.611

2.610

-1

Venezuela

498

488

521

33

Tổng cộng

25.645

25.496

24.848

-647

Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC năm 2020 (gồm NGL của OPEC) điều chỉnh tăng 0,19 triệu thùng/ngày so với ước tính tháng trước, đạt trung bình 62,85 triệu thùng/ngày, giảm 2,56 triệu thùng ngày so với năm 2019. Điều chỉnh giảm sản lượng ở Canada, Colombia, Kazakhstan, Malaysia, Anh và Azerbaijan, trong khi sản lượng của Na Uy, Brazil, Trung Quốc và Guyana điều chỉnh tăng.
Mỹ: Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 19/3/2021 đã bổ sung 9 số lượng giàn khoan dầu và khí đốt lên 411, cao nhất kể từ tháng 4/2020.
Các giàn khoan dầu và khí, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai. Số lượng giàn khoan đã tăng trong 7 tháng qua và tăng gần 70% so với mức thấp kỷ lục 244 giàn trong tháng 8/2020.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 1/2021 giảm 0,04 triệu thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,64 triệu thùng/ngày, mặc dù tăng 0,14 triệu thùng/ngày so với tháng 1/2020. Sản lượng dầu mỏ của Canada bắt đầu tăng từ tháng 9/2020 chủ yếu do kết thúc công việc bảo dưỡng, đạt 5,7 triệu thùng/ngày vào tháng 12/2020.
Sản lượng dầu thô tổng hợp trong tháng 1/2021 giảm từ mức đỉnh vào tháng 12/2020 ở mức 1,35 triệu thùng/ngày xuống mức trung bình 1,29 triệu thùng/ngày. Sản lượng nhựa đường tăng lên mức kỷ lục đạt 2,01 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021. Sản lượng dầu thô truyền thống trong tháng 1/2021 tăng 37 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 1,24 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL giảm 16 nghìn thùng/ngày, xuống trung bình 1,11 triệu thùng/ngày.
Tổng cộng, sản lượng từ cát dầu đạt trung bình 2,84 triệu thùng/ngày trong năm 2020, giảm 0,11 triệu thùng/ngày so với một năm trước đó.
Dự kiến nguồn cung dầu của Canada trong quý 2 năm 2021 sẽ giảm 0,37 triệu thùng/ngày so với quý 1 năm 2021, do công việc bảo dưỡng. Trong năm 2021, nguồn cung được dự báo sẽ tăng 0,30 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt trung bình 5,47 triệu thùng/ngày.
Nga: Số liệu sơ bộ sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 2/2021 giảm 0,04 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,40 triệu thùng/ngày, giảm 1,27 triệu thùng/ngày so với tháng 2/2020.
Sản lượng dầu mỏ của Nga năm 2020 đạt 10,59 triệu thùng/ngày, giảm 1,02 triệu thùng/ngày so với năm 2019. Dự báo năm 2021 sản lượng dầu mỏ tăng 0,07 triệu thùng/ngày, đạt 10,7 triệu thùng/ngày.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 1/2021 tăng 0,14 triệu thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 2,87 triệu thùng/ngày, giảm 0,3 triệu thùng so với tháng 1/2020, chủ yếu do bảo dưỡng theo kế hoạch ở các mỏ dầu. Sản lượng thô đạt 3,09 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2020, nhưng bắt đầu giảm vào tháng 9 và tiếp tục đến tháng 12. Điều này không chỉ do bảo trì mà còn do các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học giảm 23 nghìn thùng/ngày xuống trung bình 3,59 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2021.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 1/2021 tăng 0,01 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt 2,14 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô giảm 10 nghìn thùng/ngày xuống mức trung bình 1,8 triệu thùng/ngày, cao hơn 0,15 triệu thùng/ngày so với năm 1/2020. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ tăng 18 nghìn thùng/ngày trong tháng 1/2021 lên trung bình 333 nghìn thùng/ngày.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 1/2021 tăng 0,15 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 4,19 triệu thùng/ngày, tăng 0,03 triệu thùng/ngày so với cùng tháng năm 2020. Sản lượng dầu thô tháng 1/2021 tăng 0,12 triệu thùng/ngày, đạt 3,95 triệu thùng/ngày, giảm 0,03 triệu thùng/ngày so với tháng 1/2020.
Năm 2020 Trung Quốc là một trong số ít quốc gia cho thấy nguồn cung dầu tăng 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2019, bất chấp đại dịch Covid-19.
Trong năm 2021 với mức chi tiêu dự kiến thấp hơn và vốn đầu tư được phân bổ nhiều hơn trong sản xuất khí tự nhiên, tăng trưởng nguồn cung dầu dự báo sẽ chậm lại 0,03 triệu thùng/ngày so với năm trước, xuống mức trung bình 4,15 triệu thùng/ngày.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tăng 5,5 triệu thùng/ngày trong năm 2021 đạt 96,5 triệu thùng/ngày, phục hồi khoảng 60% khối lượng bị giảm do đại dịch Covid-19. Trong khi nhu cầu dầu trong quí I/2021 dự báo sẽ cao hơn so với mức thấp trong quý 4/2020, được hỗ trợ do thời tiết lạnh giá ở Bắc Á, Châu Âu và Mỹ. Triển vọng kinh tế thuận lợi hơn tạo cơ sở cho nhu cầu mạnh hơn trong nửa cuối năm 2021.
EIA cho biết kỳ vọng nguồn cung dầu thô của Mỹ sẽ được giữ ổn định trong năm nay ở mức khoảng 11,2 triệu thùng/ngày sau khi giảm 0,94 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Sau khi giảm ở mức kỷ lục là 6,6 triệu thùng/ngày, nguồn cung dầu mỏ thế giới sẽ tăng hơn 1 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA): EIA dự báo tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 5,6 triệu thùng/ngày trong năm 2021 và tăng 3,3 triệu thùng/ngày trong năm 2022. Dự báo sản lượng dầu thô từ OPEC sẽ đạt trung bình 27,2 triệu thùng/ngày trong năm 2021, tăng từ ước tính 25,6 triệu thùng/ngày trong năm 2020.
Dự báo của OPEC
Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 được dự báo giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, xuống mức trung bình 11,24 triệu thùng/ngày. Số liệu này gồm cả khí ngưng tụ, dự kiến đạt trung bình 0,8 triệu thùng/ngày. Những bất ổn ngắn hạn liên quan đến các trường hợp COVID-19 gia tăng và việc các công ty dầu mỏ Mỹ tiếp tục tuân thủ kỷ luật chi tiêu vốn đầu tư dự kiến sẽ ảnh hưởng đến triển vọng sản xuất năm 2021. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ dự báo năm 2021 sẽ tăng 0,09 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,25 triệu thùng/ngày.
Lượng dầu thô trên đất liền dự kiến giảm 0,07 triệu thùng/ngày xuống trung bình 2,27 triệu thùng/ngày.
Dầu đá phiến có khả năng giảm 0,14 triệu thùng/ngày so với năm trước đạt trung bình 7,16 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng từ Vịnh Mexico dự báo tăng 0,14 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 1,78 triệu thùng/ngày.
Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ dự báo trong năm 2021 sẽ tăng 0,09 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,25 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung dầu mỏ của Nga (chủ yếu do điều chỉnh sản xuất dầu thô cho năm 2021) được điều chỉnh tăng 0,07 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 10,66 triệu thùng/ngày.

Dự báo nguồn cung của các nước ngoài OPEC năm 2021

ĐVT:  triệu thùng/ngày

 

Quý 1/2021

Quý 2/2021

Quý 3/2021

Quý 4/2021

2021

+/- 21/20

Châu Mỹ

24,52

24,51

25,50

26,13

25,17

0,45

Châu Âu

4,01

3,95

3,97

4,17

4,03

0,16

Châu Á Thái Bình Dương

0,54

0,53

0,54

0,53

0,53

0,00

Tổng OECD

29,14

28,99

30,01

30,82

29,73

0,59

Trung Quốc

4,16

4,13

4,13

4,18

4,15

0,03

Ấn Độ

0,76

0,75

0,74

0,73

0,75

-0,02

Các nước Châu Á khác

2,47

2,46

2,46

2,45

2,46

-0,04

Mỹ La Tinh

6,03

6,31

6,32

6,51

6,30

0,24

Trung Đông

3,17

3,21

3,23

3,24

3,22

0,04

Châu Phi

1,34

1,35

1,33

1,32

1,34

-0,08

Các nước Châu Âu – Á

13,40

13,62

13,78

13,87

13,67

-0,05

Tổng cộng khu vực ngoài OECD

31,35

31,83

32,00

32,31

31,88

0,23

Tổng nguồn cung của các nước không thuộc OPEC

62,62

63,02

64,21

65,33

63,80

0,95

Không giống như sự tăng vốn đầu tư mạnh mẽ trong hai năm qua, chi tiêu cho E&P của ngành dầu mỏ thấp hơn so với vốn đầu tư cao hơn được phân bổ để thúc đẩy sản xuất khí tự nhiên, dẫn đến sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc chỉ tăng nhẹ 0,03 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 4,15 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2021 dự báo tăng khoảng 0,95 triệu thùng/ngày, đạt trung bình 63,3 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2021 dự kiến là Canada, Mỹ, Na Uy và Brazil.
Nhu cầu
Nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2020 giảm 9,6 triệu thùng/ngày, xuống trung bình 90,4 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu dầu ở châu Mỹ giảm 9,7 triệu thùng/ngày trong năm 2020, xuống trung bình 90,3 triệu thùng/ngày. Tại khu vực ngoài OECD, nhu cầu dầu năm 2020 điều chỉnh cao hơn 0,10 triệu thùng/ngày do nhu cầu tăng hơn dự kiến, đặc biệt là Trung Đông.
Trung Quốc: Nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc trong tháng 1/2021 tăng 0,5 triệu thùng/ngày so với tháng 1/2020. Nhu cầu dầu tăng trưởng được góp phần bởi LPG, naphtha và diesel. Trong khi nhu cầu xăng, nhiên liệu bay giảm so với cùng tháng năm 2020 do ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ lễ và giảm các đường bay theo thông báo của Chính Phủ. Các biện pháp chủ yếu tập trung để hạn chế sự lây nhiễm Covid-19 sau khi các ca mới tăng.

 Nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc

ĐVT: Triệu thùng/ngày (trung bình)

Sản phẩm

T1/2021

T1/2020

+/-

+/- (%)

LPG

2,18

1,93

0,25

13,2

Naphtha

1,20

1,03

0,17

16,1

Xăng

3,25

3,34

-0,09

-2,6

Nhiên liệu bay

0,45

0,52

-0,07

-12,9

Dầu diesel

3,60

3,44

0,16

4,5

Dầu mazut

0,67

0,66

0,01

1,3

Các sản phẩm khác

1,70

1,59

0,11

7,1

Tổng cộng

13,05

12,51

0,54

4,3

Tại Trung Quốc, nhu cầu dầu mỏ được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2021 do hoạt động kinh tế phục hồi. Các ngành kinh tế chính được dự đoán sẽ phục hồi tích cực do các ngành giao thông vận tải, hóa dầu và công nghiệp. Ước tính nhu cầu dầu cho năm 2021 dựa trên nhu cầu xăng tăng so với cùng kỳ năm trước do sự phát triển của nền kinh tế, doanh số bán xe tăng so với năm 2020. Nhu cầu diesel cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng tích cực vào năm 2021, do sự phát triển trong hoạt động công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp. Hơn nữa, nhu cầu đối với LPG và naphtha được dự đoán sẽ ghi nhận mức tăng tích cực do hoạt động thương mại phát triển.
Ấn Độ: Nhu cầu xăng dầu của Ấn Độ giảm tháng thứ 3 liên tiếp, trong tháng 1/2021 giảm 0,2 triệu thùng/ngày so với tháng 1/2020.
Chỉ số PMI tháng 1/2021 do IHS Markit báo cáo tăng 55,80 điểm, tăng nhẹ so với 54,90 điểm trong tháng 12/2020. Nhu cầu dầu diesel và mazut giảm nhẹ trong tháng này so với cùng tháng năm trước, giảm lần lượt 0,03 và 0,02 triệu thùng/ngày so với tháng 12/2020.
Những biện pháp hạn chế trong giao thông vận tải do Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhu cầu nhiên liệu dầu mỏ, sụt giảm mạnh trong các hoạt động hàng không là nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu máy bay.

Nhu cầu xăng dầu của Ấn Độ

ĐVT: Triệu thùng/ngày (trung bình)

Sản phẩm

T1/2021

T1/2020

+/-

+/- (%)

LPG

0,89

0,87

0,02

2,5

Naphtha

0,29

0,33

-0,04

-12,8

Xăng

0,73

0,68

0,04

6,2

Nhiên liệu bay

0,14

0,22

-0,08

-34,7

Dầu diesel

1,86

1,88

-0,03

-1,5

Dầu mazut

0,39

0,40

-0,02

-3,8

Các sản phẩm khác

0,62

0,68

-0,06

-9,2

Tổng cộng

4,90

5,06

-0,16

-3,2

OECD Châu Âu: Nhu cầu xăng dầu tại Châu Âu giảm mạnh. Nhu cầu dầu giảm 1,6 triệu thùng ngày trong tháng 12/2020, sau khi giảm 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2020. Những biện pháp hạn chế do Covid-19 đã tác động đến nhu cầu vận tải lĩnh vực hàng không. Nhu cầu xăng và nhiên liệu bay giảm so với cùng tháng năm trước. Nhu cầu sụt giảm chủ yếu ở các nền kinh tế tiêu thụ lớn như Pháp, Anh, Ý, Đức. Sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 buộc các Chính phủ phải đưa ra các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn lây nhiễm, ảnh hưởng đến nhu cầu. Trong đó nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ ở Anh giảm nhiều nhất, tiếp theo là Pháp, Đức, Ý.

Năm 2020, nhu cầu dầu ở Châu Âu giảm 1,8 triệu thùng/ngày so với năm 2019.

Nhu cầu xăng dầu của 4 nước lớn Châu Âu

(Anh, Pháp, Italy, Đức)

ĐVT: Triệu thùng/ngày (trung bình)

Sản phẩm

T12/2020

T12/2019

+/-

+/- (%)

LPG

0,39

0,46

-0,07

-15,1

Naphtha

0,65

0,57

0,09

15,3

Xăng

0,94

1,16

-0,22

-18,7

Nhiên liệu bay

0,39

0,81

-0,42

-52,1

Dầu diesel

2,97

3,15

-0,19

-5,9

Dầu mazut

0,15

0,15

0,00

-2,0

Các sản phẩm khác

0,38

0,43

-0,05

-11,6

Tổng cộng

5,87

6,73

-0,86

-12,8

Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu dự báo tăng 5,9 triệu thùng/ngày, đạt 96,3 triệu thùng/ngày.
Những hoạt động kinh tế phát triển tích cực đã thể hiện rõ trên các nền kinh tế lớn, hỗ trợ nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ, chủ yếu là nhiên liệu công nghiệp. Phần lớn những tác động kinh tế tích cực này dự báo sẽ đạt được tăng trưởng trong nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, triển vọng tích cực này đã bị cân bằng bởi sự phục hồi yếu của nhiên liệu giao thông trong 6 tháng đầu năm 2021.
Các trường hợp nhiễm Covid-19 vẫn ở mức cao ở các khu vực như Mỹ, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh, điều này đã dẫn đến việc Chính Phủ áp dụng các biện pháp hạn chế mới hoặc tăng cường các biện pháp hiện có, để giúp kiểm soát sự lây lan Covid-19. Việc triển khai tiêm chủng chậm hơn sẽ làm trì hoãn thêm các mục tiêu miễn dịch ở một số quốc gia và khu vực, và sự xuất hiện của các biến thể mới ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, dự kiến nhu cầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn từ nhiên liệu vận tải trong nửa cuối năm 2021, do hy vọng các chương trình tiêm chủng sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và các gói kích thích lớn đã được công bố sẽ có tác động tích cực.
Nhu cầu dầu của OECD dự báo sẽ tăng 2,6 triệu thùng/ngày, đạt 44,6 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Ở khu vực ngoài OECD, nhu cầu dầu trong năm ước tính tăng 3,3 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, đạt 51,6 triệu thùng/ngày được hỗ trợ bởi sự phục hồi của các hoạt động kinh tế trong các nền kinh tế chính, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Á khác.

Dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2021

ĐVT: triệu thùng/ngày

 

Quý 1/2021

Quý 2/2021

Quý 3/2021

Quý 4/2021

2021

+/- 21/20

Châu Mỹ

23,85

24,55

24,34

24,12

24,22

1,69

Châu Âu

12,15

13,01

13,55

13,63

13,09

0,66

Châu Á Thái Bình Dương

7,30

7,18

7,17

7,64

7,32

0,22

Tổng cộng OECD

43,30

44,74

45,07

45,39

44,64

2,57

Trung Quốc

12,55

14,27

14,93

15,05

14,20

1,11

Ấn Độ

4,96

4,56

4,83

5,61

4,99

0,60

Các nước Châu Á khác

8,35

8,96

8,57

8,47

8,59

0,46

Mỹ Latinh

6,13

6,27

6,46

6,40

6,32

0,31

Trung Đông

7,89

7,64

8,28

7,93

7,94

0,34

Châu Phi

4,41

3,99

4,16

4,47

4,26

0,16

Châu Âu, Á

5,43

5,17

5,14

5,60

5,34

0,34

Tổng cộng khu vực ngoài OECD

49,74

50,87

52,36

53,52

51,63

3,31

Tổng nhu cầu thế giới

93,04

95,61

97,43

98,91

96,27

5,89

Nguồn: OPEC

Nguồn: VITIC/OPEC