Sản lượng đường ép tại nhà máy giảm, giá ổn định

Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại của Bộ Công thương, giá đường trong nước tháng 7 ổn định. Ngày 21/7 tại thị trường Hà Nội, giá bán buôn đường kính trắng giao dịch ở mức 13.500-13.700 đ/kg; tại TP.HCM giá 13.700-14.200 đ/kg; tại miền Trung từ 13.400-13.600 đ/kg.

Bảng 2: Giá đường tháng 7/2015

ĐVT:đ/kg

Loại

Thị trường

Giá bán buôn

Đường kính trắng (RS)

Hà Nội

13.500-13.700 đồng/kg

Đường kính trắng (RS)

miền Trung

13.400-13.600 đồng/kg

Đường kính trắng (RS)

TP.Hồ Chí Minh

13.700-14.200 đồng/kg

Đường RE

 

15.500-16.300 đồng/kg

Nguồn: VITIC tổng hợp    


Trong tháng 7/2015, giá mua mía 10 CCS tại ruộng của các nhà máy vẫn ổn định. 

Tại Nghệ An giá mua đang là 780.000 – 810.000 đ/tấn; Cao Bằng, Sơn La ở mức 800.000 - 870.000 đ/tấn. Tại Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Tây Ninh đạt mức cao hơn 900.000 đ/tấn. Tại miền Nam, giá mua đường ở Đồng bằng sông Cửu Long la 750.000 đ/tấn và tại Phú Yên là 920.000 đ/tấn.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, niên vụ sản xuất 2014 - 2015, các nhà máy đường trên cả nước ép được 14.410.600 tấn mía, sản xuất được 1.416.980 tấn đường. So với niên vụ 2013 - 2014, lượng mía các nhà máy ép giảm 1.637.600 tấn, lượng đường sản xuất giảm 173.490 tấn và thấp hơn kế hoạch dự kiến ban đầu 180.000 tấn. Dự báo niên vụ 2015/2016 sản xuất 1.580.000 tấn đường, trong khi tiêu thụ 1.410.000 tấn.

Lượng mía ép tại các nhà máy giảm so với cùng kỳ năm trước là do giá đường trong nước liên tục giảm trong thời gian qua nên người nông dân trồng mía ở một số địa phương không đầu tư chăm sóc. Vì thế, sản lượng mía nguyên liệu giảm, kéo theo lượng đường sản xuất ra của các nhà máy giảm mạnh so với cùng kỳ.

Giảm tồn kho “vấp” nhập khẩu và nhập lậu

Theo báo cáo của VITIC, lượng tồn kho tại các nhà máy đường tính đến tháng 7/2015 còn 389.440 tấn, giảm 169.500 tấn, tương đương giảm 30,3% so với cùng kỳ năm 2014. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đường tồn kho sẽ giảm dần trong tháng 7. Lý do không phải do nhu cầu tăng cao mà do giá đường giảm sâu nên người nông dân không đầu tư chăm sóc.

Tuy nhiên, đường nhập lậu vào Việt Nam vẫn chưa thể kiểm soát có hiệu quả. Bên cạnh đó, 50.000 tấn đường nhập khẩu từ Lào của Hoàng Anh Gia Lai đã về Việt Nam, 81.000 tấn đường nhập khẩu năm 2015 theo hạn ngạch cam kết với WTO cũng sẽ được Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT thống nhất phân giao cho các đơn vị sản xuất và thương mại trong nước.


Về nguồn ra, lượng đường xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu phụ Bản Vược - Lào Cai 6 tháng đầu năm 2015 khoảng 60.000 tấn. Tuy nhiên, trong tháng 6,7 xuất khẩu đường qua Lào Cai lại đang gặp khó khăn do phía Trung Quốc “siết” quản lý nhập khẩu tiểu ngạch. 

Thực tế, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính. Vì vậy, theo Bộ Công thương, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp nên tích cực tìm biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu đường của Việt Nam để không quá phụ thuộc vào một thị trường như hiện nay.

Để bảo đảm cung cầu đường trong nước, hỗ trợ sản xuất, bảo đảm lợi ích cho người trồng mía, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để điều tiết việc nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan hợp lý, nhằm bảo đảm hài hòa nguồn cung đường trong nước trong những tháng giáp vụ

Mới đây, tại cuộc họp bàn về cơ chế điều hành nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan do Văn phòng Chính phủ tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận sẽ cho áp dụng cơ chế đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường theo cam kết WTO. Theo đó, các bộ, ngành liên quan phải xây dựng cơ chế đấu thầu nhập khẩu đường để áp dụng cho năm 2016. Riêng trong năm 2015, vì thời gian chưa chuẩn bị kịp nên vẫn áp dụng phương thức phân giao nhưng sẽ tăng lượng đường thô nhập khẩu cao hơn so với năm 2014.

Nguồn cung thế giới gây áp lực cho giá

Theo diễn biến trên, giá đường trong nước đã không chịu tác động nhiều từ thị trường thế giới. Hiện, giá đường thế giới đang duy trì ở mức thấp. Áp lực nguồn cung lớn từ các nước sản xuất hàng đầu thế giới như Braxin, Ấn Độ chính là cản trở lớn đối với sự đi lên của giá đường thế giới. 

Ngoài ra, đồng real Brazil yếu hơn so với đồng đô la đã tăng cường các nhà sản xuất Brazil bán đường (được định giá bằng đồng đô la) và chốt lợi nhuận bằng đồng nội tệ của họ cũng là một nguyên nhân cản trợ sự tăng trưởng giá đường.
Tại Brazil, cuối tháng 7, đường thô kỳ hạn tháng 10 giao dịch tại 11,96 cent/lb, tăng nhẹ 0,71 cent/lb so với tháng trước nhưng vẫn giảm 24% từ 14,87 cent/lb so với thời điểm đầu năm. Tại thị trường London, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 trên sàn London đang giao dịch khoản 357,4 USD/tấn, giảm 131,1 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2014. 

Theo dự báo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2015 - 2016 sẽ giảm năm thứ ba liên tiếp xuống còn 173,405 triệu tấn, giảm 903 nghìn tấn so với niên vụ trước đó (giảm từ các nước EU, Ấn Độ và Ucraine); trong khi đó sản lượng đường tăng lên tại Thái Lan, Pakistan, Brazil và Nga.

Với nhu cầu ngày càng tăng, nhập khẩu đường toàn cầu dự báo tăng 3% trong niên vụ 2015/2016. Xuất khẩu đường dự báo đạt 55,812 triệu tấn, tăng 4,316 triệu tấn. Tiêu thụ được dự báo lên mức 173,413, tăng 1,6%. Với nhu cầu ngày càng tăng, nhập khẩu đường toàn cầu dự báo tăng 3% trong niên vụ 2015/20ioiw16.

Giá đường xuất khẩu hiện nay thu hút hơn giá bán ethanol. Đường của Brazil đã tăng cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu đường khác như Ấn Độ hay Thái Lan từ việc đồng đô la mạnh hơn đồng nội địa.

Tại thị trường Trung Quốc , dự báo sản lượng đường trong niên vụ 2015/2016 giảm 180.000 tấn xuống còn 10,8 triệu tấn do nông dân giảm diện tích trồng mía bởi chi phí sản xuất tăng. Trung Quốc là nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới với 5,5 triệu tấn được dự báo cho niên vụ sắp tới, tăng 700 nghìn tấn so với niên vụ 2014/2015.