Việc đàn áp khai thác trái phép và ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc đã hạn chế nguồn cung trong nước, ngay lúc đó một đợt nóng và sản lượng thủy điện giảm đã thúc đẩy nhu cầu than cho các nhà máy điện, buộc giá tăng.
Một đợt siết chặt tương tự trong năm 2016 đã đẩy giá lên 114 USD/tấn và các công ty khai thác mỏ một lần nữa nhìn vào lợi nhuận trời cho, bất chấp cảnh báo rằng thị trường biến động.
Paul Flynn, gián đốc quản lý Whitehaven Coal cho biết “nhu cầu than vẫn mạnh, đặc biệt tại châu Á”. “Nhập khẩu than nhiệt vào Trung Quốc tăng cao hơn dự kiến, và khi kết hợp với những hạn chế liên quan tới thời tiết đối với nguồn cung cấp từ Indonesia và một số vấn đề sản xuất tại Australia đã đẩy giá than nhiệt chở bằng đường biển”.
Các báo cáo về các cuộc đình công dự kiến được lên kế hoạch tại mỏ Hunter Valley của Australia, cũng như những gián đoạn nguồn cung liên quan tới thời tiết tại Indonesia, cũng đã thúc đẩy giá tăng.
Việc bổ sung nhiên liệu cho thị trường đã nóng lên, và một vụ mất điện của nhà máy điện chạy khí đốt lớn tại Đài Loan trong tuần đã gây ra các đơn hàng khẩn cấp từ các nhà máy nhiệt điện chạy than để lấp đầy tình trạng thiếu điện.
Xuất khẩu than nhiệt của Australia trong tháng 7 đạt mức cao năm 2017 với hơn 11 triệu tấn, theo số liệu xuất khẩu và giao dịch tại Thomson Reuters Eikon. Mặc dù xuất khẩu giảm trong đầu tháng, các thương nhân cho biết các đơn hàng còn lại của tháng 8 và tháng 9 là cao.
Giá than nhiệt Australia giao ngay từ cảng Newcastle tăng vọt hơn 40% so với mức thấp năm 2017. Giá than đã vượt 100 USD/tấn vào đầu tháng 8.
Nhu cầu và giá đang tăng là một mối lời cho các công ty như công ty khai mỏ Glencore, nhà xuất khẩu than nhiệt giao dịch bằng đường biển lớn nhất thế giới, và các công ty khai mỏ của Australia như Whitehaven, đã hưởng lợi từ cuộc đình công năm ngoái và đã chứng kiến cổ phiếu của họ tăng kể từ tháng 6.
Cổ phiếu tại Whitehaven đạt mức cao nhất kể từ năm 2013 sau khi họ báo cáo lợi nhuận cả năm gần gấp 20 lần lên 405 triệu AUD.
Trong tháng này Glencore đã nâng dự báo lợi nhuận của họ cho cả năm 2017, sau khi họ báo cáo lợi nhuận nửa đầu năm tăng 68%.
Ngân hàng ANZ cho biết “sản lượng than của Trung Quốc tiếp tục giảm do việc đóng cửa công suất ...tồn kho hy vọng rằng nhu cầu nhập khẩu sẽ vẫn mạnh tại Trung Quốc trong những tháng tới”.
Đợt tăng giá hồi năm ngoái gây bất ngờ cho thị trường và cuộc đình công năm nay một lần nữa thách thức các dự báo, do nguồn cung cấp than dồi dào và một loạt các nguồn năng lượng thay thế.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet