Tại TP. Hồ Chí Minh, giá thực phẩm như cải thìa, cải ngọt, cải xanh là 32.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg; bí xanh 25.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; cà rốt 27.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; chanh 30.000 đồng/kg, rau muống, 38.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; bí đỏ 20.000 đồng/kg.
Tại ĐBSCL, giá nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng tăng nhẹ từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Điển hình như, bắp cải 15.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; mồng tơi 17.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; rau muống 14.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; cải ngọt, cải xanh 14.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; cà tím 20.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg; bầu 15.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; cà chua 18.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá các mặt hàng như lươn, tôm càng xanh đã giảm 10.000 đồng/kg.
Tại các vườn rau ở Lâm Đồng, giá tăng tập trung ở các loại rau thuộc nhóm rau lá: xà lách, hành lá, cải... Một số loại rau khác như cải thảo, xà lách xoong, bắp sú, cải xanh... giá đã tăng từ 10-15% so với thời điểm cuối tháng 7/2019.
Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, đợt mưa lũ vừa rồi, khoảng 2.000ha rau hoa bị hư hại, trong đó có khoảng 1.000ha rau lá, rau củ trồng chủ yếu ngoài trời, hư hại hoàn toàn, không đảm bảo tiêu chuẩn của nông sản thương phẩm.
Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM) thông tin lượng hàng về chợ đêm 10 rạng sáng 11/8, lượng hàng về chợ khoảng 3.000 tấn, ít hơn bình thường 300-400 tấn. Lượng hàng giảm có thể do nhiều lý do: nhà vườn chủ động giữ lại trái cây chờ bán rằm tháng 7 âm lịch và hụt hàng rau củ quả từ Lâm Đồng.
Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, giá bán sỉ một số thực phẩm đã tăng so với trước: hành lá 15.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg, cà chua từ 11.000 đồng/kg lên 14.000 đồng/kg, cải thảo từ 12.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg…
Giá rau, củ tại các chợ lẻ, dưa leo đang được bán 14.000 – 16.000 đồng/kg, bí xanh giá 13.000 – 16.000 đồng/kg, cà chua 15.000 – 20.000 đồng/kg, khoai tây Đà Lạt 30.000-40.000 đồng/kg, cà rốt Đà Lạt 25.000 – 28.000 đồng/kg…
Thời tiết bất lợi cùng với hạn mặn khiến các mối nhập rau đều khan hàng, dẫn đến giá cao. Bên cạnh đó, sức mua tại chợ trong hôm nay cũng tăng lên khoảng 15% so với tuần trước. Từ đầu tuần đến nay, nguồn cung chậm, sức mua cao nên giá cũng tăng lên.
Với mặt hàng thủy sản, tại ĐBSCL, giá cá tra duy trì ổn định ở mức 17.500 - 18.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp lớn xuất khẩu đi thị trường Mỹ đang đẩy mạnh thu mua cá nguyên liệu, trong khi các doanh nghiệp gia công hàng đi thị trường Trung Quốc cũng đẩy mạnh thu mua.
Giá lợn hơi hôm nay tiếp tục giảm khoảng 1.000 - 5.000 đồng/kg, hiện đang được thu mua từ mức 81.000 - 89.000 đồng/kg. Nhiều doanh nghiệp tạm dừng nhập khẩu, bởi mức giá lợn hơi tại Thái Lan đã tăng quá cao.
Với mặt hàng tôm, giá tôm thẻ cỡ lớn có sự điều chỉnh tăng từ 2.000 - 5.000 đồng/kg trong hôm nay. Cụ thể, giá tôm thẻ size 20 con tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau đang dao động ở mức 165.000 - 170.000 đồng/kg, size 30 con dao động từ 120.000 - 125.000 đồng/kg, size 40 con dao động từ 112.000 - 115.000 đồng/kg.
Cập nhật vào lúc 13h chiều nay (11/8), giá gạo trong nước dần ổn định, nguồn cung thấp khiến sức mua các kho nhà cầm chừng. Dự báo, Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới trong năm 2020.
Giá gạo NL IR 504 Việt dao động ở mức 8.950 - 9.000 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với phiên sáng. Chủng loại TP IR 504 (5% tấm) đang ở mức 10.600 - 10.700 đồng/kg, giữ giá so với phiên sáng. Giá tấm 1 IR 504 dao động quanh mức 8.300 - 8.400 đồng/kg, giá cám vàng hôm nay đang dao động ở mức 5.650 - 5.700 đồng/kg, tăng từ 50 - 100 đồng/kg.
Tại Việt Nam, giá xuất khẩu hiện có nhiều lợi thế so với các đối thủ. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam có giá 470 USD/tấn, mức cao nhất kể từ giữa tháng 6 và tăng so với mức 440 - 450 USD/tấn cách đây một tuần, cao hơn Ấn Độ nhưng thấp hơn gạo Thái. Chất lượng gạo tốt, hoạt động xuất khẩu không bị gián đoạn do COVID-19.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 3,9 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan vươn lên vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới ngay trong năm 2020.

Nguồn: VITIC