Tại một sự kiện của SOMO ở Baghdad, Alaa al-Yasiri đã thông báo rằng SOMO sẽ tìm cách ký liên doanh với các công ty từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc để giúp nhắm tới thị trường châu Á.
Ông Yasiri cho biết “chúng tôi đang có mục tiêu đạt được một thị phần ở châu Á lớn hơn và để đạt được chiến lược này chúng tôi sẽ liên doanh với các công ty năng lượng từ châu Á”. Sáu mươi phần trăm xuất khẩu dầu mỏ của Iraq hướng sang châu Á.
Trong một vài thỏa thuận đã thông báo trong ngày chủ nhật, Yasiri đã thông báo một thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận với doanh nghiệp quốc doanh Zhenhua Oil của Trung Quốc để giúp thị trường dầu thô của Iraq tới các nhà máy lọc dầu Trung Quốc. Yasiri nói “thỏa thuận này chúng tôi ký với Zhenhua chỉ là một điểm bắt đầu sẽ mở đường cho nhiều thỏa thuận và liên doanh với các công ty châu Á khác từ Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc”.
Ông bổ sung rằng SOMO đang đợi phê duyệt của chính phủ Iraq để chuyển thỏa thuận này thành một liên doanh dầy đủ. “Chúng tôi muốn thỏa thuận chia sẽ lợi nhuận trở thành môt liên doanh thực sự để giúp duy trì doanh số bán của chúng tôi sang các thị trường châu Á”.
Iraq đã ký các hợp đồng cung cấp dầu thô dài hạn với các công ty năng lượng lớn của Ấn Độ như Reliance, khiến Iraq như nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Ấn Độ trong năm 2018. Yasiri bổ sung rằng ông dự kiến giá dầu vẫn ở những mức hiện nay cho cả năm 2018.
Trở lại dầu thô của Kirkuk, Yasiri cho biết việc trì hoãn xuất khẩu dầu thô Kirkuk sang Iran bắt nguồn từ thủ tục hợp đồng trong việc lựa chọn chủ vận chuyển và không phải do lo ngại an ninh.
Ông cho biết Bộ Dầu mỏ sẽ sớm lựa chọn 4 công ty vận chuyển trong nước để bắt đầu xuất khẩu ban đầu 40.000 thùng dầu thô/ngày sang Iran.
Yasiri nói “chúng tôi đã quyết định rằng việc vận chuyển 60.000 thùng dầu thô mỗi ngày qua một công ty vận chuyển là một việc khó khăn, Với 4 chủ hàng, chúng tôi đảm bảo dòng chảy sẽ không bị gián đoạn”.
Bộ Dầu mỏ của Iraq vẫn tham gia đàm phán cao cấp với các quan chức năng lượng khu vực người Kurd để đạt được một thỏa thuận về khôi phục xuất khẩu mỏ dầu Kirkuk sang Ceyhan thông qua đường ống người Kurd kiểm soát.
Ông nói “chúng tôi đã làm rõ với người Kurd rằng đường ống nối Kirkuk với đường ống Ceyhan phải trở lại dưới sự kiểm soát liên bang”.
Yasiri cho biết hiện nay các cuộc đàm phán tập trung vào làm thế nào đối phó với chi phí vận chuyển dầu thô từ các mỏ dầu Kirkuk qua đường ống này và liệu thanh toán phí đối với nhà đầu tư đường ống cho mỗi thùng dầu được xuất khẩu hay không.
Xuất khẩu từ các mỏ dầu Kirkuk đã bị đình chỉ trong bối cảnh tiếp tục tranh chấp giữa Baghdad và Chính quyền Khu vực người Kurd (KRG) về việc sử dụng đường ống xuất khẩu Ceyhan sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Iraq là nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC và doanh thu ngân sách chủ yếu dựa vào dầu mỏ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet