Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do nguồn cung gia tăng trong khi nhu cầu yếu đi do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại thị trường New York (Mỹ) giảm 2,45 USD (tương đương 9,4%) xuống 23,63 USD/thùng; dầu Brent trên sàn London (Anh) giảm 1,18 USD (3,6%) xuống 31,87 USD/thùng.
Các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn về những dự báo cho rằng các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới sẽ sớm nhất trí cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá. Các nước sản xuất dầu hàng dầu thế giới, trong đó có Saudi Arabia và Nga, dự kiến sẽ có cuộc họp trực tuyến vào ngày 9/4 để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu, song một số bộ trưởng năng lượng của các quốc gia này cho biết sẽ chỉ hành động như vậy nếu Mỹ cũng tham gia cắt giảm sản lượng dầu trong nước.
Số liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy tồn trữ dầu thô của nước này đã tăng 11,9 triệu thùng lên 473,8 triệu thùng trong tuần qua, cao hơn so với mức ước tính tăng 9,3 triệu thùng của giới phân tích.
Ngày 7/4, Bộ Năng lượng Mỹ đưa tin, những dự đoán mới cho thấy sản lượng dầu của nước này đã giảm cho dù không có sự điều chỉnh của chính phủ. Trong khi đó, theo một nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào về mức độ cắt giảm sản lượng dầu của OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, sẽ phụ thuộc vào việc các nước sản xuất dầu như Mỹ, Canada và Brazil sẵn sàng cắt giảm sản lượng “vàng đen” trong nước ở mức độ nào. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến giảm 470.000 thùng/ngày trong khi nhu cầu ước giảm khoảng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2020. Ngoài ra, cũng theo EIA, tiêu thụ xăng của Mỹ trong quý II/2020 sẽ giảm xuống mức thấp nhất 20 năm qua. Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về lượng dầu thô dự trữ của nước này trong ngày hôm nay (8/4).
Theo Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu thị trường của Tradition Energy ở Stamford, Connecticut (Mỹ), Gene McGillian, các nhà đầu tư ở thị trường dầu đang cho thấy mong muốn có thêm sự chắc chắn về việc liệu Nga và Saudi Arabia có đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hay không.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trong phiên vừa qua sau khi số liệu cho thấy số ca mới nhiễm Covid-19 và số ca tử vong có dấu hiệu giảm xuống, đẩy chứng khoán tăng giá và làm cho nhu cầu đối với tài sản an toàn giảm xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 1% xuống 1.644,51 USD/ounce; sau khi có lúc đạt mức cao 1.671,4 USD/ounce vào đầu phiên giao dịch; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn New York giảm 0,6% xuống 1.683,7 USD/ounce. Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp, trong đó các thị trường chứng khoán Châu Á tiếp tục có thêm một phiên tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 7/4; chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm mạnh khi mà tốc độ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong giảm ở các tâm dịch tại khu vực này.
Trong khi đó, nhiều nền kinh tế lớn đang tung ra những gói cứu trợ lớn để cứu vãn nền kinh tế. Mới đây, Nhật đã tuyên bố gói cứu trợ nền kinh tế khẩn cấp 990 tỉ USD. Mỹ cũng chính thức kích hoạt gói cứu trợ kinh tế 2.200 tỉ USD.Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vay 349 tỉ USD. Các khoản vay của doanh nghiệp có khả năng sẽ được Fed mua lại nếu được sử dụng để trả lương cho nhân viên, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này ổn định quỹ lương hay có thể tuyển dụng lại những người đã mất việc dưới tác động của dịch Covid-19.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn đặt niềm tin vững chắc vào việc giá vàng sẽ.
Bart Melek - người đứng đầu chiến lược toàn cầu của TD Securities còn cho giá vàng sẽ tiếp tục hướng tới mốc 2.000 USD trong dài hạn khi thị trường có được những dấu hiệu ổn định trở lại.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất gần 3 tuần do dấu hiệu dịch Covid-19 chậm lại và kỳ vọng các biện pháp kích thích sẽ vực dậy nền kinh tế toàn cầu. Kết thúc phiên giao dịch, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 3,3% lên 5.045 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 18/3/2020. Trong số kim loại cơ bản, giá kẽm cũng tăng 1,4% lên 1.931 USD/tấn; thiếc tăng 3,6% lên 14.800 USD/tấn. Cả 2 kim loại này đều đạt mức giá cao nhất kể từ ngày 17/3/2020. Giá nhôm tăng 0,6% lên 1.481 USD/tấn, nickel tăng 1,6% lên 11.470 USD/tấn và chì tăng 3,7% lên 1.736,5 USD/tấn.
Trong nhóm sắt thép, giá thép cũng tăng. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 0,1% lên 3.206 CNY/tấn.Thép cuộn cán nóng tăng 0,9% lên 3.063 CNY/tấn và thép không gỉ tăng 0,9% lên 12.050 CNY/tấn.
Tuy nhiên, quặng sắt đi xuống. Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất 2 tuần do nhu cầu suy giảm. Quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 2,3% xuống 631 CNY (89,36 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 24/3/2020, trong phiên có lúc giảm 3% xuống 626 CNY/tấn. Xuất khẩu quặng sắt từ Brazil và Australia sang Trung Quốc trong tháng 3/2020 tăng lên 68,6 triệu tấn so với 60,2 triệu tấn tháng 2/2020.
Trên thị trường nông sản, giá ngô tại Chicago tăng phiên đầu tiên sau 7 phiên giảm liên tiếp xuống mức thấp nhất 3,5 năm. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 3-3/4 US cent lên 3,31-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 3/4 US cent xuống 8,54-3/4 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 6-1/2 US cent xuống 5,49-1/4 USD/bushel.
Giá đường giảm nhẹ sau khi tăng trong đầu phiên giao dịch do giá dầu thô giảm và nguồn cung tăng. Đường thô kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE giảm 7 US cent tương đương 0,7% xuống 10,38 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 1,7 USD tương đương 0,5% xuống 328,4 USD/tấn.
Trong khi đó, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn ICE tăng 3,25 US cent tương đương 2,8% lên 1,199 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London tăng 12 USD tương đương 1% lên 1.233 USD/tấn. Rabobank dự kiến Brazil sẽ sản xuất 67,5 triệu bao (60kg/bao) cà phê trong niên vụ 2020/21, dẫn đến dư cung toàn cầu 5,6 triệu bao trong niên vụ này.
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 3 liên tiếp do số ca nhiễm mới có dấu hiệu giảm. Cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn TOCOM tăng 1,9 JPY lên 148,8 JPY (1,37 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 150 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 27/3/2020; cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 170 CNY lên 9.865 CNY (1.398 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Singapore tăng 0,8% lên 108,1 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới sáng 8/4/2020

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

25,04

+1,41

+5,97%

Dầu Brent

USD/thùng

32,69

+0,82

+2,57%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.120,00

-480,00

-1,80%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,88

+0,02

+1,30%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

65,81

+0,99

+1,53%

Dầu đốt

US cent/gallon

103,82

+1,07

+1,04%

Dầu khí

USD/tấn

298,00

+4,25

+1,45%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

36.320,00

-700,00

-1,89%

Vàng New York

USD/ounce

1.679,40

-4,30

-0,26%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.710,00

-72,00

-1,25%

Bạc New York

USD/ounce

15,23

-0,25

-1,62%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,50

-1,20

-2,23%

Bạch kim

USD/ounce

735,18

-3,88

-0,52%

Palađi

USD/ounce

2.178,75

-4,59

-0,21%

Đồng New York

US cent/lb

224,90

-2,35

-1,03%

Đồng LME

USD/tấn

5.040,00

+156,00

+3,19%

Nhôm LME

USD/tấn

1.477,50

+5,50

+0,37%

Kẽm LME

USD/tấn

1.924,00

+19,50

+1,02%

Thiếc LME

USD/tấn

14.621,00

+341,00

+2,39%

Ngô

US cent/bushel

331,50

0,00

0,00%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

548,00

-1,25

-0,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

274,25

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

14,29

-0,05

-0,38%

Đậu tương

US cent/bushel

853,00

-1,75

-0,20%

Khô đậu tương

USD/tấn

293,60

-0,20

-0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,36

-0,12

-0,44%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

468,30

+0,40

+0,09%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.392,00

+44,00

+1,87%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

119,90

+3,25

+2,79%

Đường thô

US cent/lb

10,38

-0,07

-0,67%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

105,95

-3,55

-3,24%

Bông

US cent/lb

52,90

-0,15

-0,28%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

307,40

+25,40

+9,01%

Cao su TOCOM

JPY/kg

147,30

-1,50

-1,01%

Ethanol CME

USD/gallon

0,87

0,00

-0,35%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg