Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô tăng bởi dự báo nguồn cung trên toàn cầu sẽ bị thắt chặt. Kết thúc phiên, dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 1,43 USD (2,8%) lên 52,58 USD/thùng, trong khi đó dầu Brent Biển Bắc tăng 1,3 USD (hay 2,16%) lên 61,45 USD/thùng.
Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định thỏa thuận sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) với Nga và quyết định cắt giảm sản xuất của Canada có thể dẫn tới sự sụt giảm nguồn cung trên thị trường dầu mỏ vào quý 2/2019, nếu các nhà sản xuất hàng đầu “tuân thủ” thỏa thuận.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Genscape, dự trữ dầu thô Mỹ tại Cushing ở Oklahoma (Mỹ), điểm trung chuyển chính của dầu ngọt nhẹ Mỹ giao kỳ hạn, đã giảm gần 822.000 thùng trong tuần tính đến ngày 11/12/12/2018.
Nguồn cung dầu trên toàn cầu đã vượt nhu cầu trong sáu tháng qua, dẫn đến lượng dầu dự trữ ngày càng đầy lên và đẩy giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua vào cuối tháng 11 vừa qua.
Tuần trước, các nước trong và ngoài OPEC, trong đó có Nga, đã nhất trí cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày tổng cộng. Tuy nhiên, OPEC cho rằng mức tăng nhu cầu về dầu đang chững lại. Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết nước này dù vẫn là thành viên của OPEC nhưng không có kế hoạch giảm sản xuất dầu.
Nhà phân tích Jason Gammel thuộc tổ chức tài chính Jefferies cho biết các yếu tố như cắt giảm sản lượng và gián đoạn sản lượng bất ngờ ở đâu đó sẽ khiến thị trường thắt chặt trong nửa đầu năm tới. Nhưng tăng trưởng sản lượng của Mỹ gần như chắc chắn sẽ tăng tốc trở lại trong nửa cuối năm 2019 khi các đường ống để tăng công suất được lắp đặt tại lưu vực Permian.
IEA duy trì dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 ở mức 1,4 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với dự báo tháng trước, và cho biết họ dự kiến mức tăng trưởng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm nay. Tuy nhiên, sự thiếu chắc chắn về nền kinh tế toàn cầu xuất phát từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm tới, khi tăng trưởng nguồn cung nhanh hơn.
Một phần điểm yếu của giá dầu trong nửa sau năm nay bắt nguồn từ lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế có thể ảnh hưởng bao nhiều tới tăng trưởng nhu cầu. Quĩ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm tới so với dự báo 6 tháng trước. Tháng 11/2018, OECD ước tính tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại còn 3,5% trong năm 2019 từ mức 3,8% trong năm nay.
"Bất ổn về căng thẳng thương mại và chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục ảnh hưởng tới niềm tin và đầu tư. Dự báo kinh tế thế giới chậm lại trong năm 2019 của OECD có thể giảm tăng trưởng nhu cầu dầu tới 100.000 thùng/ngày", IEA cho biết.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm bởi USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác. Kết thúc phiên, vàng giao tháng 2/2019 hạ 0,21% xuống 1.247,4 USD/ounce; vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.242,6 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD - thước đo “sức khỏe” của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chủ chốt khác - tăng nhje 0,05% lên 97,04 (điểm). Kết quả này có được nhờ đồng euro yếu đi sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ dự đoán tăng trưởng và lạm phát cho năm tới.
Thị trường hiện hướng sự tập trung vào cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến diễn ra vào hai ngày 18-19/12, nhằm tìm kiếm manh mối về lộ trình tăng lãi suất trong năm 2019 của Mỹ.
Về những kim loại quý khác, giá palađi giao ngay giảm 0,7% xuống 1.251,99 USD/ounce, sau khi có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 1.269,25 USD/ounce lúc đầu phiên. Kim loại quý này tiếp tục có giá cao hơn vàng bởi nguồn cung thiếu hụt tiếp diễn và những kỳ vọng về nhu cầu mới trong lĩnh vực ô tô. Kim loại này tăng mạnh khi có tin Trung Quốc sẽ giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ, làm dấy lên hy vọng giá palađi sẽ được đẩy lên bởi nhu cầu bổ sung. Giá bạc ổn định ở mức 14,74 USD/ounce sau khi có lúc tăng lên 14,81 USD/ ounce, mức giá cao nhất kể từ phiên 2/11/2018; giá bạch kim giảm 0,5% xuống 795,3 USD/ ounce sau khi có lúc tăng lên mức cao nhất hơn một tuần.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng đạt mức cao nhất trong hơn một tuần sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu đi, nhưng mức tăng bị hạn chế do lo lắng kéo dài về nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc và tăng trưởng toàn cầu.
Giá đồng trên sàn giao dịch kim loại London giảm 14,5% từ đầu năm tới nay, phần lớn bởi lo ngại căng thẳng thương mại sẽ làm suy giảm nhu cầu đối với các kim loại cơ bản.
Đồng LME giao sau 3 tháng chốt phiên tăng 0,2% lên 6.155 USD/tấn, sau khi đạt 6.231 USD/tấn cao nhất kể từ ngày 4/12.
Các kim loại cơ bản bị áp lực bởi đồng USD mạnh lên sau khi ECB giảm dự báo tăng trưởng và lạm phát của mình cho năm tới.
Công ty khai thác mỏ Codelco của Chile cho biết mỏ đồng Chuquicamata đang hoạt động bình thường sau khi công nhân chặn đường vào mỏ đêm hôm trước.
Giá thép Thượng Hải tăng phiên thứ hai liên tiếp, bởi dự đoán Trung Quốc có thể triển khai thêm các dự án cơ sở hạ tầng vào năm tới, nhờ đó sẽ thúc đẩy nhu cầu tại nước tiêu thụ thép hàng đầu thế giới này.
Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh các ưu tiên của mình để tập trung nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, xuất khẩu và chống ô nhiễm nước, trong khi những nỗ lực giảm công suất ở ngành than và thép đang chậm lại. Trong hướng dẫn gửi tới chính quyền địa phương, Hội đồng Nhà nước cho biết cơ sở hạ tầng mới nên tập trung vào xây dựng đường bộ và đường thủy.
Hợp đồng thép cây được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải chốt phiên tăng 2,1% lên 3.419 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng tăng 4,2% lên 3.470 CNY/tấn, sau khi lên mức cao nhất 6 tuần tại 3.485 CNY trong đầu phiên.
Nhu cầu thép chậm lại do các dự án xây dựng tại Trung Quốc bị gián đoạn bởi thời tiết lạnh, điều này đã gây sức ép lên giá thép trong những tuần gần đây.
Giá thép cây xây dựng vẫn giảm 15% kể từ mức cao nhất 7 năm đạt được hồi cuối tháng 8/2018.
Trên thị trường nông sản, giá đường giao tháng 3/2019 tăng 0,01 Uscent tương đương 0,1% lên 12,75 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 2 USD tương đương 0,6% lên 345,20 USD/tấn. Sự thiếu chắc chắn về các thị trường trên thế giới trong năm tới đang gây áp lực giảm giá.
Cà phê arabica giao tháng 3 năm sau trên sàn New York tăng 1,1 US cent tương đương 1% lên 1,041 USD/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn giảm 18 USD tương đương 1,2% xuống 1.504 USD/tấn.
Tại châu Á, giá cà phê Việt Nam tiếp tục giảm xuống gần mức thấp nhất 3 tháng do vụ thu hoạch đang đạt đỉnh điểm, nhưng các lái thương và một chuyên gia trong ngành đều dự báo sản lượng giảm. Người trồng cà phê ở Đắk Lắk đã thu hoạch gần 80% vụ mùa 2018/19, trong khi các tỉnh khác thu hoạch được khoảng 50%. Giá cà phê nhân xô đang được bán ở mức 33.500 đồng/kg, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 9/2018 và giảm từ 34.200 – 34.300 đồng/kg một tuần trước. Các thương nhân tại Việt Nam chào robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 80 – 85 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2019 tại London, thấp hơn so với mức trừ lùi 40 – 65 USD một tuần trước.
Theo ông Lương Văn Tự, chủ tịch Hiệp hội Cà phê Cacao, sản lượng cà phê niên vụ 2018/19 thấp hơn so với niên vụ trước, tương tự như dự báo tuần trước của các lái thương.
Trong khi đó tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) được bán với mức cộng 20 – 30 USD so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2019, không đổi so với một tuần trước.
Xuất khẩu cà phê thế giới đạt 10,41 triệu bao trong tháng 10, tăng 17% so với cùng kì năm ngoái ghi nhận ở mức 8,89 triệu bao. Đây cũng là khối lượng xuất khẩu kỉ lục trong tháng 10. Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 10, xuất khẩu cà phê Arabica tổng cộng đạt 77,56 triệu bao, tăng so với mức 75,74 triệu bao của năm ngoái. Trong khi, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 45,95 triệu bao so với 42,77 triệu bao năm 2017.
Nguồn tin Reuters nhận định sản lượng cà phê của Brazil trong năm 2019 sẽ đạt 55 triệu bao, chỉ thấp hơn một chút so với sản lượng kỉ lục đạt được trong năm nay, vì lượng mưa lớn làm tăng triển vọng sản xuất.
Còn Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đồng loạt điều chỉnh tăng sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2018 - 2019. Theo đó, USDA ước tính sản xuất sẽ tăng 8% so với năm trước; trong khi dự báo tổng xuất khẩu cà phê từ khoảng 27,9 triệu bao lên 28,2 triệu bao, với ước tính nguồn cung tăng vì sản lượng nội địa tốt hơn.
Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm mùa vụ 2017 - 2018 ước đạt 161,93 triệu bao, tăng 1,8% so với năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng cà phê thế giới trong năm nay ước tăng 4,8% lên 163,51 triệu bao, vượt tiêu thụ 1,59 triệu bao. Sự vượt trội về nguồn cung và tốc độ xuất khẩu mạnh mẽ đã gia tăng áp lực lên giá cà phê toàn cầu, báo cáo từ ICO cho biết.
ICO dự báo giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong vài tháng tới vì nguồn cung lớn. Ngoài ra, cơ quan quốc tế dự báo giá cà phê có thể duy trì ở mức thấp trong vòng vài tháng tới vì sản lượng từ vụ thu hoạch tháng 10/2017 - tháng 9/2018 được đưa ra thị trường ở mức tương đương hoặc lớn hơn năm ngoái. ICO ước tính sản lượng từ các nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới duy trì ổn định hoặc tăng trong năm 2018 - 2019.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến không vượt năm 2017 có thể hạn chế tăng trưởng trong tiêu thụ cà phê của thế giới.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo tăng vọt phiên thứ hai liên tiếp, đạt mức cao nhất hơn 7 tuần, do dấu hiệu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu đi và dự đoán Trung Quốc sẽ sớm tăng cường nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế đang nguội lạnh của mình.
Các công ty Trung Quốc lần đầu tiên mua nhiều đậu tương Mỹ - một mặt hàng trung tâm của tranh chấp thương mại – trong hơn 6 tháng. Hiroyuki Kikukawa, nhà điều hành bộ phận nghiên cứu tại công ty chứng khoán Nissan cho biết "xung đột thương mại Mỹ - Trung chưa được giải quyết, nhưng những lo sợ về tranh cãi của họ giảm đi".
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 5/2019 kết thúc phiên tăng 4,2 JPY hay 2,6% lên 168,9 JPY (1,49 USD)/kg, trong phiên có lúc giá đã đạt 169,4 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 22/10/2018.
Hợp đồng cao su TSR 20 kỳ hạn tháng 6/2019 tăng 2,3%, đóng cửa tại 149,7 JPY/kg.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,58

+1,43

+2,8%

Dầu Brent

USD/thùng

61,45

+1,3

+2,16%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41,950,00

+510,00

+1,23%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

4,08

-0,05

-1,12%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

147,08

-0,74

-0,50%

Dầu đốt

US cent/gallon

187,00

-0,65

-0,35%

Dầu khí

USD/tấn

562,50

+5,00

+0,90%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

57,940,00

+380,00

+0,66%

Vàng New York

USD/ounce

1,246,40

-1,00

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

4,521,00

-10,00

-0,22%

Bạc New York

USD/ounce

14,80

-0,05

-0,37%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,60

-0,10

-0,19%

Bạch kim

USD/ounce

804,80

+1,36

+0,17%

Palađi

USD/ounce

1,263,34

+1,99

+0,16%

Đồng New York

US cent/lb

276,45

-0,25

-0,09%

Đồng LME

USD/tấn

6,155,00

+15,00

+0,24%

Nhôm LME

USD/tấn

1,932,00

-7,00

-0,36%

Kẽm LME

USD/tấn

2,566,00

-4,00

-0,16%

Thiếc LME

USD/tấn

19,400,00

+75,00

+0,39%

Ngô

US cent/bushel

383,50

-0,75

-0,20%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

534,50

-1,50

-0,28%

Lúa mạch

US cent/bushel

293,75

+0,25

+0,09%

Gạo thô

USD/cwt

10,45

0,00

-0,05%

Đậu tương

US cent/bushel

917,25

-3,25

-0,35%

Khô đậu tương

USD/tấn

311,90

-1,00

-0,32%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,90

-0,19

-0,65%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

488,10

-1,40

-0,29%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2,250,00

+88,00

+4,07%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

104,10

+1,05

+1,02%

Đường thô

US cent/lb

12,75

+0,01

+0,08%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

138,65

+0,15

+0,11%

Bông

US cent/lb

79,41

-0,56

-0,70%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

323,20

+1,00

+0,31%

Cao su TOCOM

JPY/kg

168,50

-0,40

-0,24%

Ethanol CME

USD/gallon

1,25

0,00

-0,40%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

 

 

 

Nguồn: Vinanet