Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khi dự trữ nhiên liệu tại Mỹ giảm và khả năng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ cắt giảm sản lượng. Kết thúc phiên, dầu Brent tăng 0,50 USD lên 66,62 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,21 USD lên 56,46 USD/thùng.
Trước đó 2 ngày, trong phiên 13/11/2018, giá dầu Brent đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất tính theo ngày trong hơn ba năm qua, do những lo ngại về nhu cầu dầu thế giới suy giảm và tình trạng dư cung đang diễn ra; dầu WTI cũng ghi dấu chuỗi sụt giảm 12 phiên liên tiếp.
Số liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô tại nước này đã tăng thêm 10,3 triệu thùng trong tuần trước, mức tăng nhiều nhất tính theo tuần kể từ tháng 2/2017 và con số này cũng cao hơn so với dự báo tăng 3,2 triệu thùng mà các chuyên gia phân tích của hãng Reuters đưa ra. Tuy nhiên, dự trữ xăng lại giảm 1,4 triệu thùng.
OPEC, dẫn dầu là Saudi Arabia, đang cân nhắc cắt giảm tới 1,4 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2019 để ngăn chặn khả năng dự trữ dầu trên thế giới đầy lên, vốn từng tác động mạnh đến giá dầu hồi năm 2014-2016. Trước đó, hãng Reuters trích nguồn tin từ Nga cho hay nước này muốn đứng ngoài kế hoạch cắt giảm sản lượng mà do một số đối tác trong OPEC đề xướng.
Theo số liệu IEA, giá dầu đã mất 25% giá trị chỉ trong sáu tuần do sức ép từ tình hình kinh tế toàn cầu tăng chậm lại và sản lượng dầu tại Mỹ cũng như một số nước khác gia tăng. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục 11,7 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất trong gần một tuần giữa bối cảnh giới đầu tư thúc đẩy hoạt động mua vào kim loại quý này. Vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.214,79 USD/ounce sau khi có lúc vọt lên 1.216,27 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 9/11 vào đầu phiên; vàng giao sau tăng 4,9 USD (0,4%) lên đóng cửa ở mức 1.215 USD/ounce.
Nhà giao dịch Michael Matousek, thuộc U.S. Global Investors, nhận định sự thiếu chắc chắn xung quanh vấn đề Brexit (chỉ việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) là yếu tố lớn nhất tác động đến thị trường hiện nay. Trong bối cảnh này, các nhà đầu tư đang tìm đến các tài sản an toàn như vàng, dầu mỏ và cả đồng USD. Nhà giao dịch Matousek dự báo nếu vàng giữ được trên mốc 1.209 USD/ounce, giá kim loại quý này có thể tăng lên 1.235 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá palladium tăng hơn 4% và chạm mức cao kỷ lục 1.178,30 USD/ounce, nhờ nhu cầu gia tăng đối với kim loại này (được dùng trong sản xuất động cơ giúp làm giảm lượng khí phát thải và xe điện tại châu Âu và Trung Quốc). Trong lúc giá bạc tăng 1,3% lên 14,31 USD/ounce, còn giá bạch kim tăng 1,1% lên 843,50 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá một số loại cũng tăng. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,6% lên 6.185 USD/tấn. Cơ quan đồng nhà nước Chile, Cochilco đã hạ dự báo giá đồng trung bình trong năm nay 0,03 USD xuống 2,97 USD/lb, đây là dự báo tiêu cực lần thứ hai trong 6 tháng. Cochilco cũng đã hạ dự báo giá 2019 xuống 3,05 USD/lb từ mức 3,10 USD dự đoán trong tháng 7, cho biết sẽ có sự sụt giảm liên tục về nhu cầu đối với kim loại này do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Kẽm tăng phiên qua, được hỗ trợ bởi dự trữ đang giảm và dấu hiệu Trung Quốc có thể thực hiện những bước để hủy bỏ xung đột thương mại với Mỹ. Kẽm giao sau ba tháng trên sàn London kết thúc phiên tăng 3% lên 2.577 USD/tấn, giá đã đạt mức cao nhất trong gần 2 tuần tại 2.605 USD. Dự trữ kẽm trên sàn LME giảm xuống thấp nhất một thập kỷ tại 125.400 tấn. Dự trữ trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng gần mức thấp nhất trong 10 năm.
Các nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho biết Trung Quốc đã gửi một văn bản trả lời các yêu cầu cải cách thương mại của Mỹ, điều đó có thể dẫn tới các cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Thiếu hụt kẽm trên toàn cầu thu hẹp xuống 54,700 tấn trong tháng 9 so với thiếu hụt 81.800 tấn trong tháng 8/2019. Trong khi đó, giá nhà mới của Trung Quốc tăng trong tháng 10/2018, cho thấy một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này vẫn nguyên vẹn bất chấp đầu tư thấp và những yếu tố ngược tác động tới kinh tế ngày càng tăng.
Tuy nhiên, giá thép tại Trung Quốc giảm bởi những lo ngại về việc thực hiện những hạn chế sản lượng trong mùa đông ở miền bắc của quốc gia này lỏng lẻo. Hợp đồng thép cây xây dựng kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 0,2% xuống 3.889 CNY (560,88 USD)/tấn. Việc hạn chế sản lượng trong mùa đông giúp nâng giá các nguyên liệu thô để sản xuất thép.
Là một phần trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí của Trung Quốc, các ngành công nghiệp nặng ở ít nhất 28 thành phố tại khu vực dễ bị khói bụi của Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc được lệnh phải kiềm chế hoạt động từ ngày 15/11 đến ngày 15/3 năm 2019.
Thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc - Đường Sơn ở tỉnh Hà Bắc - dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng trung bình 30-35% dựa trên mức ô nhiễm khí thải tại các nhà máy thép cá nhân.
Trong khi đó, tuần này chính phủ Hà Bắc đã công bố báo động khói bụi khẩn cấp cho tới ngày 15/11 do ô nhiễm không khí nặng, yêu cầu tất cả các nhà máy không đáp ứng được mục tiêu ô nhiễm cực thấp phải đóng cửa nhà máy. Họ cũng cảnh báo việc thực thi hạn chế sản xuất lỏng lẻo tại các nhà máy sẽ dẫn tới dư thừa trong thị trường gây áp lực lên giá.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê tại Việt Nam giảm trong tuần này do nguồn cung ngày càng tăng khi vụ thu hoạch 2018/19 bắt đầu trong tháng trước tăng tốc, trong khi giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng.
Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức 36.200 – 36.300 đồng/kg, giảm từ 37.000 đồng một tuần trước. Trời nắng hiện nay ở Tây Nguyên, thuận lợi cho nông dân phơi khô cà phê của họ.
Các lái thương ở Việt Nam chào cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 70 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2019, thu hẹp so với mức trừ lùi 90 – 100 USD/tấn một tuần trước.
Số liệu hải quan cho thấy Việt Nam đã xuất khẩu 138.000 tấn cà phê trong tháng 10/2018, tăng 14,5% so với tháng 9/2018.
Tại đối thủ Indonesia, robusta ở tỉnh Lampung được giao dịch với mức cộng 30 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2019, không đổi so với tuần trước.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

56,46

+0,21

+0,43%

Dầu Brent

USD/thùng

66,62

+0,50

+6,70%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

46.400,00

+370,00

+0,80%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

4,15

-0,68

-14,12%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

157,72

+1,66

+1,06%

Dầu đốt

US cent/gallon

209,14

-0,45

-0,21%

Dầu khí

USD/tấn

639,25

-5,25

-0,81%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

62.680,00

+250,00

+0,40%

Vàng New York

USD/ounce

1.213,20

+3,10

+0,26%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.410,00

+1,00

+0,02%

Bạc New York

USD/ounce

14,21

+0,13

+0,89%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,60

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

839,83

+4,52

+0,54%

Palađi

USD/ounce

1.166,90

+38,88

+3,45%

Đồng New York

US cent/lb

274,95

+3,95

+1,46%

Đồng LME

USD/tấn

6.090,00

+17,00

+0,28%

Nhôm LME

USD/tấn

1.943,00

+7,50

+0,39%

Kẽm LME

USD/tấn

2.502,00

+13,00

+0,52%

Thiếc LME

USD/tấn

19.305,00

+35,00

+0,18%

Ngô

US cent/bushel

381,00

+3,00

+0,79%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

515,25

+3,25

+0,63%

Lúa mạch

US cent/bushel

293,75

+5,25

+1,82%

Gạo thô

USD/cwt

10,62

-0,25

-2,30%

Đậu tương

US cent/bushel

891,25

+7,75

+0,88%

Khô đậu tương

USD/tấn

308,00

+0,40

+0,13%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,90

+0,12

+0,43%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

480,00

+1,80

+0,38%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.197,00

-13,00

-0,59%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

113,25

-2,95

-2,54%

Đường thô

US cent/lb

12,72

+0,07

+0,55%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

132,55

-1,00

-0,75%

Bông

US cent/lb

78,30

-0,05

-0,06%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

365,40

+9,10

+2,55%

Cao su TOCOM

JPY/kg

158,60

+0,70

+0,44%

Ethanol CME

USD/gallon

1,27

+0,01

+0,72%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg