Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm mạnh khoảng 5% giữa bối cảnh căng thẳng thương mại làm giảm triển vọng về nhu cầu đối với mặt hàng này.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 5,7% xuống 57,91 USD/thùng sau khi có lúc chạm mức 57,33 USD/thùng – mức thấp nhất kể từ phiên 13/3; dầu Brent Biển Bắc giảm 4,6% xuống 67,76 USD/thùng. Mặt hàng này đang hướng đến đợt giảm giá nhiều nhất trong vòng nhiều tháng.
Các chỉ dấu về “sức khỏe” kinh tế đối với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cho thấy tăng trưởng không mạnh như dự kiến. Công ty dữ liệu IHS Markit mới đây cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ giảm xuống mức 50,6 hồi đầu tháng 5/2019 – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009, so với mức 52,6 ghi nhận trong tháng 4/2019. Một khảo sát khác cho thấy tăng trưởng kinh doanh tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) thấp hơn dự kiến trong tháng này.
Bên cạnh đó, tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang dịu đi, theo một số nhà phân tích. Theo ông John Kilduff, một đối tác tại Again Capital tại New York, thị trường dầu bị chi phối khá nhiều bởi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và mức độ căng thẳng giữa hai nước đang giảm dần. Tuy vậy, nguy cơ địa chính trị toàn cầu vẫn còn để tạo ra một mức sàn cho giá dầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do USD giảm khỏi mức cao nhất 2 năm và chứng khoán toàn cầu cũng như lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ cùng đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.284,78 USD/ounce sau khi có lúc tăng 1,1% lên 1.287,23 USD/ounce, mức cao nhất trông một tuần; vàng giao tháng 6/2019 tăng 0,9% và đóng phiên ở mức 1.285,40 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD vào đầu phiên vọt lên 98,371, mức cao nhất kể từ tháng 5/2017, song sau đó đã rơi vào vùng âm sau số liệu cho thấy hoạt động chế tạo trong tháng Năm chạm mức thấp nhất trong một thập kỷ. Các nhà giao dịch cho biết đồng USD đã giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền khác. Nhà phân tích Georgette Boele thuộc ABN AMRO cũng cho rằng đà giảm của lợi suất trái phiếu và các chỉ số chứng khoán cũng là nhân tố hỗ trợ giá vàng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2017, khi sắc đỏ ngập tràn các sàn chứng khoán thế giới, do lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Ngày 23/5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong đã lên án Mỹ gây sức ép lên tập đoàn Huawei sau khi một loạt các công ty nước ngoài đang xem xét lại mối quan hệ làm ăn của họ với “người khổng lồ” ngành viễn thông Trung Quốc sau lệnh cấm của Washington hồi tuần trước.
Bắc Kinh cũng cảnh báo rằng Washington phải thể hiện "sự chân thành" để các cuộc đàm phán thương mại được nối lại sau những động thái của Tổng thống Donald Trump khiến căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục “nóng” lên.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,1% lên 14,6 USD/ounce, palađi giảm 0,3% xuống 1.310,01 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,6% xuống 794 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng đã chạm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019 do lo ngại căng thẳng Mỹ Trung ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá đồng tham khảo tại sàn LME chốt phiên giảm 2 USD còn 5.926 USD/tấn sau khi đã giảm còn 5.880 USD/ tấn trong ngày, mức thấp nhất kể từ 14/1/2019.
Viện nghiên cứu đồng quốc tế mới đây dự kiến thị trường đồng sẽ thiếu hụt 189.000 tấn trong năm nay và 250.000 tấn vào năm 2020, có khả năng hỗ trợ giá. Mỏ đồng khổng lồ Chuquicamata của Coldelco ở Chile sẽ giảm 40% sản lượng trong hai năm tới. Trong khi sản lượng đồng năm 2019 của Zambia có thể thấp hơn 100.000 tấn so với năm ngoái. Nhập khẩu phế liệu đồng của Trung Quốc tăng 70% đạt 170.000 tấn trong tháng 4 so với tháng 3.
Giá nhôm đã biến động mạnh trong những ngày gần đây do bị tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Nhiều doanh nghiệp nhôm của Trung Quốc đang phải giảm sản xuất do chi phí cao, dẫn đến nguồn cung nhôm bị hạn chế và sẽ đẩy giá nhôm của nước này tăng lên trong thời gian tới. Năm 2019, công suất sản xuất nhôm điện phân mới của Trung Quốc là 2,3 triệu tấn, chủ yếu ở Nội Mông và Vân Nam. Trong nửa đầu năm, tốc độ tăng trưởng sản xuất mới đã giảm xuống. Mặc dù lợi nhuận của toàn ngành đã được cải thiện, nhưng vẫn không đủ để kích thích sản xuất.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc tiếp tục tăng cao nhưng tốc độ tăng chậm lại do Sàn giao dịch thương mại Đại Liên kêu gọi các thương gia giao dịch hợp lý sau khi giá đạt mức cao kỷ lục mới trong phiên giao dịch liền trước. Giá quặng sắt tại Đại Liên chốt phiên tăng 0,9% lên 728,5 CNY (105,36 USD)/tấn.
Giá quặng sắt dự kiến sẽ còn tăng do nhu cầu vẫn mạnh từ các nhà máy thép trong khi lượng hàng cập cảng Trung Quốc và tồn kho tiếp tục giảm. Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017 còn 131,7 triệu tấn.
Ngược lại, giá thép cây tại Thượng Hải chốt phiên giảm nhẹ 0,6% xuống 3,881 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 7/2019 tại New York chốt phiên tăng 1,75 cent, tương đương 1,9%, đạt 93,50 cent/lb. Giá hợp đồng này trong ngày có lúc tăng lên mức cao nhất hơn 1 tháng là 94 cent. Cà phê robusta cùng kỳ hạn trên tăng 8 USD, tương đương 0,6%, đạt 1.369 USD/ tấn.
Giá cà phê Tây Nguyên hiện là 30.900-31.600 đồng (1,32- 1,35 USD)/ kg, giảm so với mức 31.000-31.700 đồng vào tuần trước. Giá cà phê trong nước giảm liên tục đã khiến một số người trồng cà phê Việt Nam chuyển sang trồng bơ và sầu riêng. Dự kiến có tới 10% trang trại cà phê ở Tây Nguyên đã chuyển đổi sang trồng bơ và sầu riêng trong năm qua.Giá cà phê tháng này đã giảm xuống mức thấp nhất 6 năm do những lo ngại mới về cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và hoạt động bán tăng mạnh từ Brazil. Mức trừ lùi giá cà phê đen vỡ 5% loại 2 của Việt Nam ổn định ở mức 45 USD/ tấn so với hợp đồng tháng 7 trên sàn Londo, trong khi đó tại Indonesia, mức cộng cà phê loại 4 (80 hạt lỗi) so với hợp đồng tháng 7/2019 tại London ổn định ở mức 200 – 240 USD so với tuần trước đó. Nguồn cung đang tăng lên do vụ thu hoạch đang diễn ra nhưng nhu cầu vẫn còn yếu.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

57,91

-5,7%

Dầu Brent

USD/thùng

67,33

-4,6%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

42.680,00

-1.980,00

-4,43%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,58

0,00

-0,04%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

192,18

+0,85

+0,44%

Dầu đốt

US cent/gallon

196,84

+0,60

+0,31%

Dầu khí

USD/tấn

609,50

+2,00

+0,33%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

59.530,00

-2.000,00

-3,25%

Vàng New York

USD/ounce

1.282,30

+3,10

+0,24%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.517,00

+8,00

+0,18%

Bạc New York

USD/ounce

14,56

-0,05

-0,36%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,90

+0,90

+1,76%

Bạch kim

USD/ounce

803,04

+3,44

+0,43%

Palađi

USD/ounce

1.317,38

+5,93

+0,45%

Đồng New York

US cent/lb

268,90

+0,85

+0,32%

Đồng LME

USD/tấn

5.926,00

-2,00

-0,03%

Nhôm LME

USD/tấn

1.797,50

+18,50

+1,04%

Kẽm LME

USD/tấn

2.520,00

-22,00

-0,87%

Thiếc LME

USD/tấn

19.325,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

390,00

+0,25

+0,06%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

469,25

-1,00

-0,21%

Lúa mạch

US cent/bushel

304,50

-5,75

-1,85%

Gạo thô

USD/cwt

11,54

-0,01

-0,09%

Đậu tương

US cent/bushel

821,00

-0,50

-0,06%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,00

-0,20

-0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,82

+0,04

+0,15%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

441,80

-4,00

-0,90%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.426,00

+13,00

+0,54%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

93,50

+1,75

+1,91%

Đường thô

US cent/lb

11,57

-0,05

-0,43%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

99,70

+1,50

+1,53%

Bông

US cent/lb

67,52

+0,04

+0,06%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

323,70

+4,70

+1,47%

Cao su TOCOM

JPY/kg

190,90

+0,10

+0,05%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

-0,02

-1,24%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

 

Nguồn: Vinanet