Bộ trưởng Năng lượng Mmamoloko Kubayi đã trả lời trước quốc hội rằng, hội đồng nội các dự kiến vào tháng 12/2017 quyết định có xây dựng nhà máy lọc dầu đã được xem xét trong gần một thập kỷ qua hay không.
Công ty dầu mỏ quốc gia PetroSA đã thúc đẩy ý tưởng xây dựng một nhà máy với công suất tới 400.000 thùng/ngày ở bờ đông, nhưng chính phủ trì hoãn bởi chi phí 10 tỷ USD trong năm 2010 và thiếu đối tác cổ phần.
Kubayi cho biết nhà máy lọc dầu hiện nay là khẩn cấp do nhập khầu dầu mỏ của Nam Phi gia tăng. Bà cho biết rằng mối quan hệ hợp tác nhà nước - tư nhân để phát triển nhà máy lọc dầu là phương pháp được ưa thích. Bà nói “tới thời điểm nhà máy lọc dầu mới được hoàn thành, nước này sẽ nhập khẩu hơn 1/3 nhu cầu nhiên liệu của mình”.
Tổng giám đốc điều hành tại Bộ Năng lượng, Tseliso Maqubela trả lời Reuters sau một cuộc họp báo riêng rằng các quan chức Nam Phi đã đàm phán với các nước và công ty từ Trung Đông và Tây Phi để xây dựng nhà máy lọc dầu. Maqubela cho biết “ở giai đoạn này không nước nào được loại trừ” khi được hỏi liệu Iran có trong số các nước được xem xét. Ông cho biết vẫn chưa có quyết định về công suất của nhà máy lọc dầu mới hay chi phí xây dựng của nó.
Royal Dutch Shell, BP, Total và Sasol là các nhà điều hành nhà máy lọc dầu chính tại nước công nghiệp hóa chủ chốt của châu Phi.
Nam Phi đã mua khoảng 68.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Iran trong tháng 5/2012, một tháng trước khi dừng mua do các nước phương Tây trừng phạt Tehrran về chương trình hạt nhân của họ.
Pretoria, cũng mua dầu từ Saudi Arabia, Nigeria và Angola, cho biết họ muốn khôi phục nhập khẩu từ Iran kể từ khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ vào năm 2016.
Theo Thembisile Majola, thứ trưởng Bộ Năng lượng, việc xây dựng nhà máy lọc dầu sẽ giúp Nam Phi duy trì kiểm soát về nguồn lực quan trọng như xăng, dầu diesel và nhiên liệu bay.
Bà Kubayi cũng cho biết chính phủ muốn tăng cường sự tham gia của các nhà bán buôn trong nhập khẩu dầu thô, với sự tập trung vào dầu thô của Tây Phi chiếm khoảng một nửa lượng dầu thô nhập khẩu của Nam Phi.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet