Nhập khẩu dầu thô tăng 11,5% trong tháng 10/2019 so với một năm trước lên cao kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày, theo số liệu phát hành trong ngày 8/11.
Nhu cầu rõ ràng của nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này một phần phản ánh việc khởi động của các nhà máy lọc dầu mới, nhu cầu từ các nhà máy nhỏ hơn, nhà máy độc lập cũng như sự gia tăng xuất khẩu của các nhiên liệu đã lọc.
Cũng có thể nhập khẩu dầu thô đang được thúc đẩy bởi sự gia tăng của cả việc lưu trữ kho dầu thô thương mại và chiến lược.
Nhập khẩu dầu thô trong 10 tháng đầu năm nay đạt 9,06 triệu thùng/ngày, tăng 820.000 thùng/ngày so với 8,24 triệu thùng/ngày trong cùng kỳ năm trước.
Điều đó nghĩa là Trung Quốc chiếm hơn 80% tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm nay, dựa theo ước tính mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế là tăng trưởng nhu cầu thế giới chỉ 1 triệu thùng/ngày.
Nhập khẩu khí tự nhiên qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã giảm xuống 6,52 triệu tấn trong tháng 10/2019, giảm 20,6% so với tháng 9/2019 và 10,6% so với tháng 10/2018.
Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn tăng 7,9% trong 10 tháng đầu năm nay và sự sụt giảm trong tháng 10/2019 có thể là kết quả của việc đóng kho cảng nhập khẩu Rudong kể từ cuối tháng 9/2019. Kho cảng này, một trong ba kho cảng lớn nhất tại Trung Quốc, có thể nhập khẩu 6,5 triệu tấn LNG mỗi năm và họ dự kiến trở lại hoạt động hoàn toàn trong tháng 11/2019.
Mặt hàng năng lượng nhập khẩu thứ 3 của Trung Quốc, than đá cũng giảm trong tháng 10/2019 so với tháng liền trước, với 25,69 triệu tấn trong tháng trước, giảm 15,2% so với 30,29 triệu tấn trong tháng 9/2019.
Tuy nhiên, nhập khẩu trong tháng 10/2019 tăng 11,3% so với cùng tháng năm 2018 và 10 tháng đầu năm nay nhập khẩu 276,24 triệu tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này cho thấy tổng nhập khẩu 281,2 triệu tấn của năm 2018, nghĩa là mục tiêu chính thức của Bắc Kinh là hạn chế nhập khẩu năm 2019 cùng mức năm trước sẽ không thể đạt được.
Có khả năng rằng thủ tục hải quan sẽ được thắt chặt trong tháng 11 và 12/2019, hạn chế nhập khẩu than, ngay cả điều này diễn ra, đáng lưu ý là bất kỳ sự sụt giảm nào cũng sẽ do chính sách chứ không phải nhu cầu suy yếu.
Nhập khẩu kim loại giảm
Trái ngược với nhập khẩu năng lượng mạnh mẽ, nhu cầu kim loại công nghiệp của Trung Quốc bị hạn chế hơn, nhưng không yếu như được đề xuất bởi xuất khẩu đang chậm lại và tăng trưởng kinh tế yếu trong bối cảnh tranh chấp với Washington.
Nhập khẩu đồng chưa gia công giảm 3,1% xuống 431.000 tấn trong tháng 10/2019 so với tháng trước đó, nhưng tăng 1,9% so với một năm trước.
Nhập khẩu quặng đồng tăng 21,1% trong tháng 10/2019 lên 1,91 triệu tấn từ 1,58 triệu tấn trong tháng 9/2019, và cũng tăng 22% so với cùng tháng năm 2018.
Tổng thể, các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cho biết nhập khẩu đồng nói chung giảm 5% trong tháng 10/2019 so với tháng trước, nhưng tăng 4,4% trong 10 tháng đầu năm nay.
Về quặng sắt, nhập khẩu giảm 6,5% trong tháng 10/2019 so với tháng liền trước, nhưng tăng 5,1% so với cùng tháng năm 2018.
Ở mức 92,86 triệu tấn khó có khả năng gọi nhập khẩu nhập khẩu thành phần sản xuất thép này trong tháng 10/2019 là yếu, nhưng không còn mạnh như những năm gần đây.
Nhập khẩu quặng sắt giảm 1,6% trong 10 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước phản ánh nguồn cung giảm đáng kể từ nhà xuất khẩu thứ 2 Brazil sau vụ vỡ đập trong tháng 1/2019 khiến đóng cửa mỏ, đồng thời từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Australia sau cơn bão hồi tháng 3/2019.
Đặt số liệu nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh này cho thấy năng lượng, thành phần nhu cầu lớn trong nước, có khả năng cao phục hồi, trong khi kim loại công nghiệp (cung cấp cho cả nhà sản xuất công nghiệp trong nước và xuất khẩu) có phần yếu hơn, nhưng không nơi nào gần mức có thể được mô tả là suy yếu.
Nguồn: VITIC/Reuters