Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 7/2020 vẫn là Argentina, Brazil, Mỹ và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 130 triệu USD, giảm 4,28% so với tháng trước đó và giảm 13,26% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 7 tháng đầu năm 2020 lên 864 triệu USD, tăng 1,39% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 41,2% thị phần.
Kế đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt hơn 43 triệu USD, giảm 52,81% so với tháng 6/2020 song tăng mạnh 219,94% so với tháng 7/2019. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 205 triệu USD, tăng 44,84% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 13,8% thị phần.
Đứng thứ ba là Mỹ với kim ngạch nhập khẩu hơn 36 triệu USD, giảm 6,51% so với tháng 6/2020 và giảm 2,46% so với tháng 7/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 269 triệu USD, giảm 25,62% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 11,5% thị phần.
Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 2,1 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm nhẹ 1,32% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Singapore với 15 triệu USD, tăng 58,41% so với cùng kỳ năm 2019, Mexico với 2,3 triệu USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm 2019, Anh với hơn 1 triệu USD tăng 45,48% so với cùng kỳ năm 2019, sau cùng là Brazil với hơn 205 triệu USD, tăng 44,84% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu TĂCN & NL tháng 7/2020 theo thị trường

(Vinanet tính toán từ số liệu công bố ngày 12/8/2020 của TCHQ)

ĐVT: nghìn USD

Thị trường

T7/2020

So với

T6/2020 (%)

7T/2020

So với 7T/2019 (%)

Tổng KN

317.497

-27,8

2.182.347

-1,3

Argentina

130.936

-4,3

864.179

1,4

Ấn Độ

9.299

-81,7

98.026

-13,1

Anh

294

51,2

1.000

45,5

Áo

330

-19,8

1.785

-19,9

Bỉ

1.114

-9,2

6.496

17,8

Brazil

43.896

-52,8

205.584

44,8

UAE

1.040

-61,1

21.586

42,8

Canada

470

-60,6

8.385

-73,7

Chile

205

-34,4

6.610

5,7

Đài Loan (TQ)

10.419

10,9

55.754

24,4

Đức

466

-66,3

6.343

5,7

Hà Lan

1.972

-1

10.025

6,7

Hàn Quốc

2.074

-57,5

26.733

-9,7

Mỹ

36.413

-6,5

269.626

-25,6

Indonesia

8.897

19,4

47.971

8,7

Italia

1.570

-52,6

15.159

-47,5

Malaysia

3.259

-9,4

24.286

38,7

Mexico

300

-27,2

2.380

50,1

Nhật Bản

310

251,4

1.663

24,7

Australia

1.229

-22,2

9.543

-54,7

Pháp

1.970

-1,1

13.890

-26,4

Philippin

133

-90,9

9.064

-19,9

Singapore

1.598

-28,2

15.829

58,4

Tây Ban Nha

849

-8,9

5.461

-15,2

Thái Lan

7.818

-53,8

89.619

22,8

Trung Quốc

12.672

-14,6

107.808

-3,1

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật tháng 7/2020.

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 7 tháng đầu năm 2020

Mặt hàng

7T/2020

So với 7T/2019

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

1.905

493.939

33,1

23,5

Ngô

5.858

1.220.479

9,8

10

Đậu tương

1.218

484.935

21,7

22,6

Dầu mỡ động thực vật

 

441.518

 

12,6

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 7/2020 đạt 184 nghìn tấn với kim ngạch đạt 49 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1.905 nghìn tấn, với trị giá hơn 493 triệu USD, tăng 33,08% về khối lượng và tăng 23,45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 7 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 29% thị phần; Nga chiếm 22%; Canada chiếm 12%; Mỹ chiếm 12% và Brazil chiếm 12%.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ, Brazil, Nga và Canada, trong khi thị trường Canada giảm 27,43% về lượng và giảm 30,18% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái và Australia giảm 2,19% về lượng và giảm 7,85% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng 232,48% về lượng và 236,49% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng 176,01% về lượng và 149,45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt 208 nghìn tấn với trị giá hơn 80 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2020 lên 1.218 nghìn tấn và 4843 triệu USD, tăng 21,66% về lượng và tăng 22,64% về trị giá so với năm 2019.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá đạt 292 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2020 lên hơn 5,8 triệu tấn, trị giá hơn 1,2 tỉ USD, tăng 9,8% về khối lượng và tăng 10,01% về trị giá so với năm 2019.
Tuy nhiên, nhập khẩu ngô trong 7 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 70,2% và 11,8% thị phần.

Nguồn: VITIC