OPEC đã đồng ý với một vài nhà sản xuất ngoài OPEC dẫn đầu là Nga cắt giảm sản lượng dầu mỏ khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2017 đến hết tháng 3/2018.
Libya và Nigeria là hai nước thuộc OPEC được miễn trừ khỏi hạn chế cắt giảm sản lượng để hỗ trợ ngành dầu mỏ của họ phục hồi sau nhiều năm bất ổn.
Thỏa thuận hạn chế sản lượng này đã đẩy giá dầu lên trên 58 USD/thùng trong tháng 1/2017, nhưng chúng đã giảm xuống trong phạm vi từ 45 - 50 USD/thùng khi những nỗ lực giảm tồn kho toàn cầu đã kéo dài hơn dự kiến.
Sản lượng đang tăng lên từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã lấn át tác động hạn chế sản lượng, do sản lượng đang tăng lên từ Libya và Nigeria.
Một ủy ban bộ trưởng của các nước trong và ngoài OPEC giám sát hiệp ước dầu mỏ toàn cầu cho biết họ đã đồng ý Nigeria sẽ tham gia thỏa thuận này bằng cách hạn chế hay thậm chí cắt giảm sản lượng của họ từ mức 1,8 triệu thùng/ngày, khi họ ổn định tại mức đó từ mức 1,7 triệu thùng/ngày gần đây.
Ủy ban giám sát, được gọi là JMMC đã nhóm họp tại thành phố St Peterburg, Nga, không đưa ra khung thời gian khi nào điều này sẽ xảy ra, cho biết họ sẽ theo dõi mô hình sản xuất của Nigera trong những tuần tới.
Ủy ban này không hạn chế sản lượng của Libya khi họ cho biết sản lượng của nước này không thể vượt 1 triệu thùng/ngày trong tương lai gần so với mức công suất 1,4 triệu - 1,6 triệu thùng/ngày trước tình trạng bất ổn nổ ra trong năm 2011 và làm đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Giá dầu Brent tăng khoảng 1% lên khoảng 48,5 USD/thùng, bởi tin tức hạn chế sản lượng của Nigeria và bởi Bộ Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih cho biết xuất khẩu của vương quốc này sẽ giảm xuống 6,6 triệu thùng/ngày trong tháng 8 do nhu cầu trong nước đang tăng, cắt giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày so với năm trước.
Tồn kho toàn cầu giảm 90 triệu thùng, nhưng vẫn trên mức trung bình 5 năm 250 triệu thùng ở các quốc giá công nghiệp hóa, đó là mức các quốc gia trong và ngoài OPEC nhắm đến cắt giảm sản lượng của họ.
Nga và Saudi Arabia đối mặt với một loạt sức ép để hỗ trợ giá. Nga, nước phụ thuộc nhiều vào doanh thu dầu mỏ, tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới. Saudi Arabia cần giá cao để cân bằng ngân sách của họ và hỗ trợ kế hoạch niêm yết của công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco.
Ông Falih phát biểu tại cuộc họp của ủy ban giám sát “chúng tôi phải thừa nhận rằng thị trường đã quay đầu giảm giá với một vài yếu tố quan trọng đang thúc đẩy tâm lý này”.
Falih cho biết việc tuân thủ cắt giảm yếu hơn của một số thành viên OPEC và việc tăng xuất khẩu của OPEC đã dẫn tới giá dầu thô yếu hơn.
Saudi Arabia và Kuwait đã cắt giảm sản lượng dầu mỏ nhiều hơn họ đã cam kết, nhưng một số nhà sản xuất khác như UAE và Iraq đã cho thấy việc tuân thủ tương đối yếu.
Bộ trưởng Saudi Arabia cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu được dự kiến tăng khoảng 1,4 triệu tới 1,6 triệu vào năm tới, tương tự như năm 2017 và vì thế bù đắp nhiều hơn cho sản lượng ngày càng tăng của Mỹ.
Chủ tịch JMMC, người Kuwait cho biết OPEC có thể kêu gọi một cuộc họp bất thường gồm Nigeria và có thể kéo dài việc hạn chế sản lượng ngoài tháng 3/2018 nếu thị trường không tái cân bằng.
Cùng với Saudi Arabia và Kuwait, ủy ban này gồm cả Nga, Venezuela, Algeria và Oman.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet