Điều này đánh dấu sự thay đổi so với đầu năm nay, khi các quan chức OPEC hạ thấp vấn đề sụt giảm sản lượng tại Venezuela và sau khi giá tăng vọt, dự trữ dầu thô toàn cầu sụt giảm đã đánh dấu nguồn cung siết chặt hơn đáng kể.
Sản lượng của Venezuela sụt giảm do khủng hoảng kinh tế đã giúp OPEC cắt giảm nhiều hơn dự kiến theo hiệp ước với Nga và các nhà sản xuất khác để hạn chế nguồn cung và loại bỏ dư cung toàn cầu. Hiệp ước này bắt đầu từ tháng 1/2017 và kéo dài đến hết năm 2018 sẽ được xem xét lại khi OPEC nhón họp vào 22/6. Mức tuân thủ của OPEC theo thỏa thuận này đã đạt được 166% trong tháng 4, nghĩa là họ đã cắt giảm nhiều hơn so với mục tiêu.
Một đại biểu OPEC dấu tên cho biết liên quan tới cuộc họp tháng 6 “có thể nếu thị trường thắt chặt, sẽ cần thực hiện một số điều chỉnh”. Dự trữ toàn cầu giảm trở lại gần mức trung bình 5 năm, mục tiêu ban đầu được OPEC và các đồng minh nhắm đến.
Sản lượng giảm kết hợp với lo lắng về gián đoạn nguồn cung do các lệnh trừng phạt vủa Mỹ với Iran đã đẩy giá dầu trên 80 USD/thùng vào tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. Nguồn cung cấp của Iran vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và cảnh báo rằng họ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt.
Bộ trưởng Năng lượng của UAE hiện nay là chủ tịch của OPEC cho biết trong tuần trước rằng OPEC có nhiều vấn đề quan trọng để giải quyết hơn là Iran. Ông trích dẫn Venezuela.
Trước khi các bộ trưởng OPEC và đồng minh nhóm họp, sản lượng của Venezuela sẽ có mặt trong các cuộc họp cùng với Ủy ban Kỹ thuật Chung tại Jeddah vào thứ Ba và thứ Tư, cũng như các cuộc họp khác dự kiến trong tháng 6.
Sản lượng dầu tại Venezuela ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ là 1,505 triệu thùng/ngày trong tháng 4, thấp hơn gần 500.000 thùng/ngày so với mục tiêu sản lượng của OEPC. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã tái đắc cử nhiệm kỳ 6 năm trong ngày chủ nhật vừa qua.
OPEC đang theo dõi chặt chẽ sản lượng tại Venezuela do dự trữ toàn cầu gần với mục tiêu ban đầu của thỏa thuận cắt giảm này.
Dự trữ dầu tại các quốc gia công nghiệp OECD trong tháng 3 đã giảm xuống chỉ cao hơn mức trung bình 5 năm 9 triệu thùng, giảm từ cao hơn trung bình 5 năm 340 triệu thùng trong tháng 1/2017.
Dự trữ giảm trở lại mức trung bình 5 năm là mục đích chính của thỏa thuận nguồn cung, nhưng các quan chức đã nói rằng các số liệu khác như đầu tư ngành dầu mỏ cần được xem xét.
Khi dự trữ tăng trong đầu năm nay, các quan chức đã không chú ý tới sản lượng sụt giảm ở Venezuela. Trong tháng 1, một nguồn tin của OPEC cho biết sản lượng đang tăng ngay cả có gián đoạn nguồn cung ở Venezuela hay Iran.
Mặc dù giai đoạn này hiện nay đã thay đổi, OPEC vẫn chưa được thuyết phục để thay đổi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung trong tháng 6.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet