Các quốc gia OPEC+ bơm hơn 40% sản lượng dầu thế giới và mức cắt giảm kết hợp mới của họ là 1,7 triệu thùng/ngày hay 1,7% tổng sản lượng toàn cầu.
Hội đồng các Bộ trưởng Năng lượng đại diện cho tổ chức các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã đề nghị cắt giảm sản lượng sâu hơn, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Ông Novak nói “chúng tôi thực sự thấy một số rủi ro của tình trạng dư cung trong quý đầu tiên do nhu cầu theo mùa yếu hơn đối với các sản phẩm tinh chế và dầu thô”.
Chi tiết thỏa thuận này và cách thức phân bổ lượng cắt giảm giữa các nhà sản xuất sẽ cần được phê chuẩn tại cuộc họp tại Vienna của OPEC và các quốc gia ngoài OPEC trong ngày hôm nay.
OPEC đã tổ chức một cuộc họp kéo dài gần 6 giờ trong ngày 5/12 và các Bộ trưởng không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về những gì đã thảo luận.
Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait, Khaled al-Fadhel cho biết có một thỏa thuận, nhưng từ chối đưa ra bất kỳ chi tiết nào. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng từ Abdulaziz bin Salman cho biết OPEC không thể nói rằng họ có một thỏa thuận cho tới cuộc họp với các nhà sản xuất ngoài OPEC trong ngày 6/12.
Cuộc họp kéo dài đã khiến OPEC hủy kế hoạch cuộc họp báo và buổi dạ tiệu tối cho các đại biểu. Một số Bộ trường OPEC lo ngại rằng kinh tế đang chậm lại có thể gây thiệt hại cho nhu cầu đã kêu gọi thỏa thuận kéo dài tới tháng 6 hay tháng 12/2020.
Thỏa thuận mới nhất đại diện một thỏa hiệp giữa lãnh đạo OPEC, Saudi Arabia và Nga, các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới. Các nguồn tin cho biết Moscow không muốn cắt giảm sâu trong khi Riyadh muốn cắt giảm sản lượng sâu hơn và lâu hơn.
Saudi Arabia cần giá dầu tăng để hỗ trợ ngân sách và IPO của công ty dầu nhà nước Saudi Aramco, được dự kiến bắt đầu giao dịch trong tháng này.
Nga và Saudi Arabia đã dẫn dắt các thỏa thuận OPEC+ tự nguyên giảm sản lượng kể từ năm 2017 nhằm chống lại sản lượng đang tăng từ các mỏ dầu đá phiến của Mỹ, quốc gia đã trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới và không tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Các nhà sản xuất đối mặt với một năm khác sản lượng đang tăng từ Mỹ cùng với các nhà sản xuất khác ngoài OPEC như Brazil và Na Uy.
Một phức tạp khác đối với OPEC khi họ cố gắng đo lường sản lượng từ 2 quốc gia thành viên Iran và Venezuela, các quốc gia đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ đã hạn chế nghiêm trọng khả năng xuất khẩu của họ.
Iran, Libya và Venezuela được miễn trừ khỏi thỏa thuận giảm sản lượng, trong khi 11 thành viên khác của OPEC tham gia.
Trong ngày 5/12, ông Novak cho biết các nhà sản xuất OPEC+ sẽ họp lần nữa trong tháng 3/2020 để quyết định chính sách khi các yếu tố có thể gồm cả bầu cử Tổng thống Mỹ trong tháng 11/2020.
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã hỗ trợ giá dầu trong khoảng 50 – 75 USD/thùng trong năm qua. Dầu thô Brent kỳ hạn tiếp tục tăng lên trên 63 USD/thùng trong ngày 5/12.
Một thỏa thuận sẽ đảm bảo giá dầu từ 60 – 65 USD/thùng trong giai đoạn yếu theo mùa của năm tới, theo Gary Ros, nhà sáng lập Black Gold Investors.
Các nguồn tin của OPEC cho biết Riyadh đang cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với hạn ngạch để giúp OPEC đạt được mục tiêu chung, thúc ép Iraq và Nigeria cải thiện mức tuân thủ của họ. Việc tuân thủ đầy đủ sẽ khiến sản lượng giảm thêm 400.000 thùng/ngày.
Amrita, đồng sáng lập Energy Aspects cho biết “Saudi Arabia đang thúc đẩy cắt giảm sâu hơn để hỗ trợ giá. Tuy nhiên, việc thuân thủ cắt giảm sâu hơn là bắt buộc và do đó thỏa thuận sẽ chỉ kéo dài 1 quý để họ có thể đánh giá tuân thủ sau đó”.
Ông Novak cũng cho biết OPEC đã đồng ý cho phép tất cả các thành viên OPEC+ loại bỏ khí ngưng tụ ra khỏi tính toán sản lượng dầu, tương tự như các nước OPEC. Khí ngưng tụ là loại dầu thô siêu nhẹ được chiết xuất như sản phẩm phụ trong sản xuất khí.
Với Nga, điều đó nghĩa là 760.000 thùng khí ngưng tụ mỗi ngày sẽ được loại bỏ khỏi tính toán, tức là mức cơ bản của Nga sử dụng để cắt giảm sản lượng giảm xuống khoảng 10,66 triệu thùng/ngày từ 11,42 triệu thùng.
Nguồn: VITIC/Reuters