Hai nước này đã dừng hoạt động từ các mỏ điều hành chung - Khafji và Wafra - trong cái gọi là vùng Trung Lập hơn 3 năm trước, cắt giảm khoảng 500.000 thùng/ngày hay 0,5% nguồn cung dầu toàn cầu.
Do giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 4 năm trên 85 USD/thùng trong năm nay, Washington đã thúc bách đồng minh vùng Vịnh Riyadh giảm giá dầu thô bằng cách nâng sản lượng. Thái tử Saudi Arabia ông Mohammed bin Salman đã thăm Kuwait trong tháng trước để bàn về cách khôi phục sản lượng dầu từ khu vực này.
Nhưng các nguồn dấu tin cho biết các cuộc đàm phán không thể di chuyển hai nước gần tới một thỏa thuận do Kuwait chống lại sự thúc đẩy của Riyadh để kiểm soát nhiều hơn các mỏ này.
Một nguồn tin cho biết “nó không tốt vì Kuwait không thể thương lượng được”.
Một nguồn tin khác cho biết Saudi Arabia muốn một tiếng nói lớn hơn và kiểm soát nhiều trong hoạt động khai thác dầu tại khu vực này.
Các nguồn tin cho biết Thái tử Mohammed đã gặp tiểu vương Kuwait Sheikh Sabah al-Ahmad al-Jaber al-Sabah và Thái tử Nawaf al-Ahmad al-Jaber al-Sabah nhưng cuộc viếng thăm bị cắt ngắn từ 2 ngày dự định ban đầu xuống chỉ vài giờ vào đêm ngày 30/9/2018.
Căng thẳng chính trị
Thêm vào xích mích chính trị là căng thẳng giữa hai nước về việc cấm vận nước láng giếng Qatar và quan điểm không thống nhất về mối quan hệ với kẻ thù của Saudi Arabia là Iran. Kuwait đang cố gắng hòa giải các lệnh cấm vận, được dẫn dầu của Saudi Arabia và UAE.
Saudi Arabia, Bahrain, UAE và Ai Cập đã cắt giảm quan hệ ngoại giao, giao thông và mối quan hệ thương mại với Doha năm ngoái, cáo buộc họ tài trợ cho khủng bố. Qatar từ chối lời khuyến cáo này.
Kuwait đã tìm cách duy trì tính trung lập, mặc dù những nỗ lực của tiểu vương để làm trung tâm hòa giải có rất ít thành công cho đến nay.
Kuwait có người Hồi giáo Shi’ite khá lớn, cũng duy trì đàm phán với Shi’ite ở Iran. Saudi Arabia và Iran hỗ trợ các phe đối lập trong cuộc nội chiến tại Syria và Yemen.
Một động thái có thể tiếp tục làm phức tạp thêm mối quan hệ với Riyadh, Kuwait trong tháng này đã ký một kế hoạch hợp tác quốc phòng với Thổ Nhĩ Kỳ trong những gì họ cho biết là tăng cường mối quan hệ song phương. Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía Qatar trong vụ lùm xùm vùng Vịnh và mối quan hệ của họ với Riyadh đã hạn chế do mối quan hệ chặt chẽ của Ankara với Iran.
Sản lượng dầu tại vùng Trung Lập, có từ hiệp ước thiết lập biên giới khu vực những năm 1920, được chia đều giữa Saudi Arabia và Kuwait.
Mỏ dầu Wafra được điều hành bởi công ty dầu vịnh Kuwait và Chevron thay mặt cho Saudi Arabia. Mỏ dầu Khafji được điều hành bởi công ty dầu Saudi Aramco và công ty dầu vịnh Kuwait.
Căng thẳng đã nổi lên kể từ giữa thập kỷ trước, khi Kuwait tức giận với quyết định kéo dài ủy quyền Wafra cho Chevron đến năm 2039 mà không có sự tham vấn từ Kuwait.
Trong năm 2014, Saudi Arabia đóng cửa mỏ Kafji, liên quan tới vấn đề môi trường. Trong năm 2015, Chevron đóng cửa Wafra do khó khăn trong giấy phép làm việc và vật liệu.
Đóng cửa sản xuất là tốn kém vì họ cần đầu tư 10 triệu USD mỗi năm để duy trì. Vùng Trung Lập này là tài sản lớn nhất trên thế giới được cố ý dừng và không sản xuất trong 3 năm. Việc khởi động càng bị dừng lại thì chi phí duy trì càng tốn kém. Và càng nghi ngờ họ có thể khởi động lại các mỏ nhanh chóng và hoàn toàn.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet