Trong tháng này, Saudi Arabia đã đưa ra số liệu thứ ba – nguồn cung - vào cuộc tranh luận này.
Động thái này đã khiến giá dầu sụt giảm với các thương nhân lo ngại rằng Riyadh sẽ bơm thêm dầu thô, do đó làm phức tạp thêm những nỗ lực của OPEC để giảm dư thừa trên toàn cầu và hỗ trợ thị trường. Nhưng các nguồn tin tại Riyadh cho rằng những lo lắng đó đang bị thổi phồng.
Họ cho biết trong khi sản lượng của Saudi Arabia có thể dao động nhẹ từ tháng này sang tháng khác, nguồn cung sẽ vẫn ổn định quanh mức 10 triệu thùng/ngày, phù hợp hoàn toàn với hạn ngạch OPEC cung cấp cho Saudi Arabia.
Một nguồn tin tại Saudi Arabia cho biết “những gì chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ là nguồn cung. Saudi Arabia sẽ không cung cấp cho thị trường nhiều hơn 10 triệu thùng/ngày”.
Vào 1/1/2017, một thỏa thuận giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và một số nước ngoài OPEC hạn chế sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày bắt đầu có hiệu lực.
Sản lượng là lượng dầu thô đã bơm từ giếng, trong khi nguồn cung là khối lượng dầu thô đưa ra thị trường, trong nước và xuất khẩu. Điều này có thể khác với sản lượng trên cơ sở hàng tháng dựa trên quá trình di chuyển dầu vào và ra kho dự trữ.
Đối với vài năm qua, sự chênh lệch giữa sản lượng và nguồn cung của Saudi Arabia là không lớn. Sự khác nhau trong tháng 1 và 2 là đáng chú ý sau thỏa thuận của OPEC, khi thị trường tập trung nhiều hơn vào sản lượng và việc tuân thủ.
Lời kêu gọi OPEC và những người theo dõi thị trường tập trung vào nguồn cung của Saudi hơn là sản lượng hay xuất khẩu là do vị trí độc nhất của vương quốc này trong OPEC với tư cách chủ của các kho dự trữ khổng lồ. Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới từ lâu đã là người duy nhất có công suất dự phòng đáng kể của OPEC, một cái đệm giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt trong nguồn cung toàn cầu.
Công suất dự phòng có thể đạt được thông qua việc tăng cường hút dầu hay bằng cách lấy dầu ra khỏi kho. Riyadh đã mở rộng ngành này vài thập kỷ qua khi nhu cầu trong nước tăng và các nhà máy lọc dầu mới được xây.
Tồn kho dầu mỏ của Saudi Arabia lên đỉnh điểm trong tháng 10/2015 ở mức 329,43 triệu thùng nhưng đã sụt giảm hàng tháng kể từ đó do nước này giảm tồn kho để đáp ứng nhu cầu trong nước mà không ảnh hưởng tới xuất khẩu.
Vào cuối tháng 12/2016, vương quốc này đã tồn kho 272,621 triệu thùng dầu thô, gần 1/10 lượng dầu dự trữ tại các quốc gia công nghiệp hóa, hay các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.
Kho dự trữ chiến lược dầu mỏ của Mỹ, một cơ sở dưới lòng đất tại Louisiana và Texas là nguồn cung cấp khẩn cấp lớn nhất thế giới có công suất hơn 700 triệu thùng dầu.
Số liệu lộn xộn
Riyadh thường đưa hai bộ số liệu ra thị trường: sản lượng dầu thô đã hút ra của họ, được báo cáo trực tiếp cho OPEC, và một số liệu nguồn cung cấp thường bị rò rỉ cho các nhà báo bởi các nguồn tin trong ngành quen thuộc với vấn đề này.
Nguồn cung cấp có thể đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về lượng dầu tiếp cận thị trường và được giám sát bởi các nguồn thứ cấp của OPEC cũng như truyền thông như Reuters, mặc dù sản lượng là thước đo chính sử dụng để đánh giá sự tuân thủ.
Hai thỏa thuận của OPEC trong quá khứ cũng được dựa trên sản lượng.
Các nguồn tin của Saudi Arabia cho biết những vấn đề về hoạt động đòi hỏi bổ sung hoặc rút dầu khỏi kho chứa một cách thường xuyên.
Saudi Arabia chịu trách nhiệm cho 1/3 sản lượng của OPEC và hơn 1/10 sản lượng toàn cầu, đã báo với OPEC sản lượng của họ tăng lên thành 10,011 triệu thùng/ngày trong tháng 2 từ mức 9,748 triệu thùng/ngày trong tháng 1.
Nhưng sau đó họ đưa ra một tuyên bố nguồn cung trong tháng 1 của họ ở mức 9,99 triệu thùng/ngày cao hơn sản lượng, nghĩa là họ rút dầu từ kho, trong khi vào tháng 2 nguồn là 9,9 triệu thùng/ngày thấp hơn sản lượng, nghĩa là dầu được đưa vào kho dự trữ.
Hạn ngạch sản lượng hiện nay của OPEC cấp cho Saudi Arabia là 10,058 triệu thùng/ngày. Vì thế khi thị trường ca ngợi Riyadh về sản xuất thấp hơn mục tiêu sản lượng trong tháng 1, vương quốc này chưa bao giờ cho biết họ thực sự đã cung cấp thêm dầu thô.
Trong khi thỏa thuận của OPEC tập trung vào việc tuân thủ sản lượng, không phải xuất khẩu, một số nhà phân tích cho rằng xuất khẩu sẽ là chìa khóa giúp tái cân bằng thị trường này.
Olivier Jakob từ công ty tư vấn Petromatrix cho biết xuất khẩu của Saudi Arabia trong năm qua giảm ít hơn nhiều so với sản lượng, một phần do nhu cầu dầu thô trong mùa đông giảm và do nước này cố gắng chuyển đổi phát điện sang khí tự nhiên.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet