Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao trả lời trong cuộc họp báo đầu tháng này “mục tiêu của chúng tôi là tăng áp lực cho chế độ tại Iran bằng cách giảm doanh thu bán dầu về 0”.
Brian Hook, giám đốc hoạch định chính sách cho biết “chúng tôi đang làm việc để tối thiểu sự gián đoạn thị trường toàn cầu, nhưng chúng tôi tin rằng có đủ công suất sản xuất dầu dự phòng trên toàn cầu”. “Chúng tôi không muốn cấp giấy phép hay miễn trừ một cách rộng rãi về các lệnh tái trừng phạt, bởi vì chúng tôi tin rằng áp lực là rất quan trọng để đạt được mục tiêu an ninh quốc gia của chúng tôi”.
Nhưng nếu Mỹ thành công trong việc giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống bằng 0 từ tháng 11, thì Saudi Arabia sẽ phải nâng sản lượng của họ lên những mức chưa từng thấy để bù cho thiếu hụt. Điều đó sẽ khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu thắt chặt hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ những cú sốc dầu mỏ năm 1973/74 và 1979/80, với áp lực tăng giá.
Xuất khẩu bằng 0
Chính quyền không rõ liệu các lệnh trừng phạt sẽ chỉ áp dụng cho dầu thô hay sẽ gồm cả khí ngưng tụ.
Nhưng giả thiết các lệnh trừng phạt chỉ áp dụng cho dầu thô, thị trường toàn cầu sẽ vẫn cần thay thế hơn 2 triệu thùng dầu thô xuất khẩu của Iran từ tháng 11.
Theo thông tin mới nhất từ Tổ chức Sáng kiến Số liệu Chung (JODI), Iran đã xuất khẩu từ 2,1 triệu tới 2,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ tháng 1 tới tháng 4. Câu hỏi đặt ra là những thùng dầu thay thế sẽ đến từ đâu?
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính các thành viên OPEC có công suất dự phòng 3,4 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 5, trong khi các đồng minh ngoài OPEC của có chưa tới 330.000 thùng/ngày.
Saudi Arabia chiếm gần 2/3 công suất dự phòng đã báo cáo của OPEC, Iraq có công suất 330.000 thùng/ngày, UAE là 330.000 thùng/ngày và Kuwait là 220.000 thùng/ngày.
Nga chiếm gần hết công suất dự phòng của khu vực ngoài OPEC (khoảng 250.000 thùng/ngày), với các đồng minh khác ngoài OPEC có ít hay không có công suất dự phòng.
Các đại lý khác và nhà phân tích thị trường đưa ra số liệu công suất dự phòng cho OPEC và ngoài OPEC thấp hơn đáng kể so với IEA.
Nhưng nếu sử dụng số liệu của IEA, rõ ràng Saudi Arabia sẽ phải thay thế hầu hết dầu của Iran bị thiếu hụt do các lệnh trừng phạt. Vương quốc này sẽ cần tăng sản lượng và xuất khẩu ít nhất 1 triệu thùng/ngày để bù cho số thiếu hụt từ Iran.
Sự gia tăng yêu cầu thậm chí cao hơn nếu các nước khác trong và ngoài OPEC khó tăng sản lượng của họ hay thêm sản lượng bị mất ở Venezuela và Libya.
Công suất dự phòng
Về lý thuyết có đủ công suất dự phòng tại Saudi Arabia và các nước khác, nhưng giữ lại gần 1 triệu thùng/ngày công suất dự phòng cho thị trường toàn cầu để đáp ứng những dự phòng khác.
Trong thực tế, một số nhà phân tích nghĩ thị trường này có thể bị thắt chặt nhiều hơn, với những lệnh trừng phạt, cơ bản sử dụng tất cả công suất dự phòng trên thế giới.
IEA ước tính Saudi Arabia có thể chỉ nâng sản lượng lên hơn 12 triệu thùng/ngày và duy trì mức đó trong một giai đoạn dài.
Saudi Arabia đã sẵn sàng sử dụng một phần công suất dự phòng của họ để tăng sản lượng 458.000 thùng/ngày lên 10,49 triệu thùng/ngày trong tháng 6 từ 10,03 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
Nhưng theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, vương quốc này đã không sản xuất hơn 10,42 triệu thùng/ngày trên cơ sở hàng năm hay 10,63 triệu thùng/ngày một tháng trong 20 năm qua.
Saudi Arabia đã báo cáo số liệu sản lượng tương tự cho JODI, với sản lượng vượt mức kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2016. Vương quốc này có thể nâng sản lượng khoảng 1,3 - 1,4 triệu thùng/ngày, vượt quá những gì họ đã từng sản xuất trước đó, nhưng hiện nay không có cách nào để biết chắc chắn.
Một số nhà quan sát đặt câu hỏi liệu mức sản lượng cao như vậy có thể được thực hiện nhanh chóng và duy trì trong thời gian dài hay không. Sản xuất tối đa sẽ đòi hỏi mở các van điều tiết ở các giếng hiện tại và đưa các giếng đóng cửa trước đó vào hoạt động.
Sự tăng cường sản xuất theo cách này có thể rủi ro sụt giảm áp suất mỏ dầu dẫn tới thiệt hại trong dài hạn cho các bể chứa.
Một số công suất dự phòng có thể yêu cầu khoan giếng khoan mới tại những mỏ hiện nay, trong trường hợp đó không nói hoàn toàn là công suất dự phòng.
Không rõ liệu các đường ống dẫn, nhà máy xử lý và kho cảng xuất khẩu có đủ công suất điều hành 12 triệu thùng/ngày không vì ở tốc độ dòng chảy cao như vậy chưa bao giờ được thử nghiệm.
Saudi Arabia có thể tăng khối lượng nguồn cung ra thị trường bằng cách giải phóng các kho dự trữ dầu thô trong nước cũng như nâng sản lượng mỏ dầu, nhưng giải phóng kho dự trữ sẽ chỉ là giải pháp ngắn hạn.
Dự trữ dầu thô của Saudi Arabia giảm 95 triệu thùng kể từ mức đỉnh trong tháng 10/2015, xuống còn 234 triệu thùng vào cuối tháng 4, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011.
Nếu Saudi Arabia cần thay thế dầu của Iran, hầu hết sự gia tăng sẽ phải đến từ việc sản xuất thêm chứ không phải giải phóng dự trữ, và sẽ yêu cầu sản xuất dầu nhiều hơn so với những gì Saudi Arabia đã từng sản xuất trước đó.
Các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt với Iran sẽ khiến cả Saudi Arabia và thị trường dầu mỏ trở nên không rõ ràng.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet