Saeid Khoshrou, giám đốc vấn đề quốc tế tại Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran, cho biết bên lề của hội nghị công nghiệp ở Singapore rằng Iran có mục tiêu xuất khẩu khoảng 2,6 triệu thùng dầu thô và khí ngưng tụ mỗi ngày trong phần còn lại năm nay.
Xuất khẩu khí ngưng tụ, một loại dầu siêu nhẹ sử dụng trong sản xuất hóa dầu, sẽ giảm xuống khoảng 450.000 thùng/ngày do việc bảo dưỡng tại mỏ South Pars, từ mức trung bình 550.000 thùng/ngày trong 15 tháng qua.
Việc bảo dưỡng này vì một vấn đề kỹ thuật tại South Pars, được dự kiến kéo dài 1 đến 2 tháng để hoàn thành.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô được dự kiến ổn định khoảng 2,1 triệu tới 2,3 triệu thùng đến cuối năm nay. Iran là nhà sản xuất lớn thứ ba của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC.
NIOC đã thông báo cho các khách hàng châu Á rằng họ có thể giảm xuất khẩu khí ngưng tụ trong tháng 10 vì việc bảo dưỡng tại South Pars.
Vào quý 2.2017, Iran đã dọn sạch dầu thô dư thừa chứa trên đất liền và ngoài khơi do các lệnh trừng phạt quốc tế nới lỏng trong tháng 1.2016 cho phép họ tăng cường xuất khẩu.
Iran cũng tăng công suất từ ba bộ tách khí ngưng tụ của họ tại nhà máy lọc dầu Persian Gulf Star Refinery PGSR ở Bandar Abbas. Mỗi bộ tách phá vỡ khí ngưng tụ thành các nhiên liệu như naphtha, xăng và dầu diesel có công suất 120.000 thùng/ngày.
Khoshrou cho biết Iran có thể dừng nhập khẩu xăng trong nửa cuối năm 2018 khi bộ phận chia tách thứ hai của PGSR đi vào hoạt động.
Iran đã chịu đựng nhiều năm bị trừng phạt với ngành dầu mỏ của họ do chương trình hạt nhân của mình đã để lĩnh vực này thiếu đầu tư.
Các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ theo một thỏa thuận năm 2015 cho phép Tehran tăng cường xuất khẩu dầu mỏ của mình, nhưng các lệnh trừng phạt mới đã được áp đặt trong tháng 7 bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trong chiến dịch bầu cử đã gọi thỏa thuận đàm phán hạt nhân dưới thời Barack Obama là thỏa thuận tồi tệ nhất đã từng.
Khoshrou đã bác bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ như cái gì đó cản trở xuất khẩu của Tehran sang châu Âu.
Ông cho biết “Iran đã từng sống dưới thời các lệnh trừng phạt. Nó làm Iran khó khăn hơn. Nó không phải điều mà Iran lo lắng”. Ông bổ sung rằng NIOC nhắm tới giữ xuất khẩu của mình sang châu Âu ở mức trung bình 30 - 40% tổng xuất khẩu của họ.
Khoshrou cũng lờ đi đe dọa của Ấn Độ cắt giảm nhập khẩu dầu thô Iran, bổ sung rằng xuất khẩu sang Ấn Độ đã giữ ở mức trung bình 400.000 thùng/ngày. Ông cho biết “một số khách hàng khác tiếp cận chúng tôi và muốn thêm dầu thô vì thế chúng tôi không lo lắng về điều đó”.
Ấn Độ có kế hoạch nhập khẩu 369.000 thùng dầu Iran mỗi ngày trong năm tài chính này (kết thúc vào tháng 3/2018), ít hơn khoảng 25% so với một năm trước, do Iran không trao cho một tập đoàn Ấn Độ quyền phát triển mỏ khí tự nhiên lớn Farzad B của Iran.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet